Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Đó là thông tin ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra tại “Hội thảo môi trường bền vững trong công nghệ thời trang”, diễn ra sáng ngày 24/10, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trương Văn Cẩm cho hay, dệt may Việt Nam là ngành phát triển nhanh trong thời gian qua, từ chỗ chỉ hầu hết tập trung cung ứng cho thị trường trong nước đã vươn lên đứng trong nhóm 3 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Bangladesh. Trong thời gian tới, ngành vẫn có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển.

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam
Ông Kwark young – je phát biểu tại Hội thảo môi trường bền vững trong công nghệ thời trang. Ảnh: Hải Linh

Nhìn vào Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 có thể thấy rõ, Chính phủ định hướng đến 2030 ngành tiếp tục phát triển với tốc độ 6-6,8%/năm, chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Đến năm 2035 sẽ chuyển sang phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng kinh doanh tuần hoàn và tìm mọi cách nâng cao chuỗi giá trị của ngành cả trong nước và thế giới; xây dựng thương hiệu và xuất khẩu hàng dệt may bằng chính thương hiệu của Việt Nam.

Ngành dệt may luôn muốn hợp tác với các tổ chức nhằm bổ sung năng lực cạnh tranh. Trong đó KITECH là một ví dụ, trong hơn 10 năm qua Viện đã cung cấp những thông tin quan trọng về công nghệ, xu hướng phát triển dệt may để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi, ứng dụng”, ông Cẩm cho hay.

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Hiện, phần lớn sản lượng sản xuất phục vụ xuất khẩu, do vậy những biến động trên thị trường đều tác động nhanh và mạnh tới ngành. “Có 2 giai đoạn gần đây tác động trực tiếp tới xuất khẩu của ngành dệt may, trong đó, giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 khiến xuất khẩu dệt may của Việt Nam giảm; năm 2020-2021 tác động từ dịch Covid-19 và những hệ lụy liên quan khiến xuất khẩu trồi sụt”, ông Cẩm ví dụ.

Một yếu tố nữa tác động mạnh đến ngành hiện tại và trong lâu dài là xu hướng phát triển bền vững, tăng trưởng nhanh. Hiện nay, các thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc đều đề cao xu hướng này, thậm chí đưa vào các đạo luật để các nhà cung ứng buộc phải thực hiện chứ không còn khuyến khích.

Riêng với thị trường Hàn Quốc, ông Cẩm thông tin, bên cạnh Hiệp định đối tác thương mại song phương, Việt Nam và Hàn Quốc hiện là thành viên của nhiều hiệp định khác, như: ASEAN- Hàn Quốc, RCEP… Điều kiện này là cơ hội tốt cho doanh nghiệp dệt may hai nước gia tăng hợp tác, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đặc biệt, Việt Nam và Hàn Quốc cùng ký hiệp định thương mại tự do với EU, sẽ giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được nguồn nguyên phụ liệu của Hàn Quốc để đáp ứng quy tắc xuất xứ và đạt mức thuế bằng 0% khi xuất khẩu hàng hóa vào EU.

Thực tế, Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư. Với nền tảng này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam mong muốn trong thời gian tới, phía Hàn Quốc tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa về đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác nhằm bổ sung nguồn cung thiếu hụt nhất là nhuộm hoàn tất; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Cẩm kỳ vọng.

Tại Hội thảo, ông Kwark young – je (Giáo sư trường Đại học Soongsil, Khoa kỹ sư và khoa học vật liệu) cũng cho hay, ngành công nghiệp dệt may có nhiều yếu tố tác động lên môi trường: Vi chất, chất hóa học, chất thải, sử dụng nước… Do vậy, việc chuyển đổi vòng sản xuất-tiêu dùng-thải bỏ tuyến tính sang tuần hoàn, tái sử dụng là rất cần thiết.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc đã đưa ra những thông điệp và định hướng rõ ràng về nền kinh tế tuần hoàn. “Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã và đang áp dụng nhiều công nghệ để tái chế sản phẩm dệt may, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đang là xu hướng rất lớn trong ngành”, ông Kwark young – je cho hay.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố 4 chiến lược lớn nhằm nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho ngành công nghiệp dệt may, trong đó có chiến lược chuyển đổi thân thiện với môi trường. Tuy nhiêm Hàn Quốc vẫn đang thiếu công nghệ cốt lõi và vẫn đang phát triển công nghệ ứng dụng thân thiện môi trường.

Chuyển đổi xanh là rào cản thương mại trong tương lai cũng là bước đệm cho ngành dệt may phát triển vượt bậc, do vậy đây là xu hướng cần nắm bắt nhanh của doanh nghiệp”, ông Kwark young – je nhấn mạnh.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".
Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Bộ Công an đã mang đến nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại.
Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.
Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp quốc gia không chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh.
Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động