Thứ tư 06/11/2024 01:22

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

Hơn 600 học sinh tiểu học và 34 giáo viên ở vùng cao tỉnh Lào Cai và Sơn La đã được tiếp cận dự án giáo dục STEM với sự hỗ trợ từ Công ty 3M.

Hiện nay, việc tiếp cận các tài liệu học tập và giáo dục STEM vẫn là một thách thức đối với học sinh và giáo viên sống ở các vùng cao tỉnh Lào Cai và Sơn La.

Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tại 2 trường tiểu học ở Lào Cai cho thấy, để đưa giáo dục STEM đến các vùng này, các trường học cần được cải thiện về cơ sở vật chất, tài liệu giáo dục và truyền thông; giáo viên cần được đào tạo về chủ đề STEM và nắm bắt được phương pháp tích hợp giáo dục STEM để có thể thiết kế bài giảng và tổ chức các buổi sinh hoạt thú vị, từ đó đạt mục tiêu giáo dục STEM đối với học sinh.

Phòng học STEM được trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dạy học và thực hành

Với mục tiêu đó, MSD đã nhận được khoản tài trợ GlobalGiving trị giá 25.000 USD, tương đương với 586 triệu đồng, được thực hiện với sự hợp tác của Công ty Khoa học Toàn cầu 3M cho Dự án “STEMkidVN” nhằm đưa giáo dục STEM đến các trường tiểu học tại Lào Cai và Sơn La từ tháng 8/2022 đến cuối tháng 1/2023.

Dự án đã hỗ trợ hơn 600 học sinh và 34 giáo viên tại 6 trường tiểu học trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Sơn La nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM thông qua việc cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu học tập, đặc biệt là xây dựng phòng học chuẩn STEM. Phòng học được trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, tài liệu phục vụ việc học và thực hành STEM cho hơn 400 học sinh tại Lào Cai.

Bên cạnh việc lan tỏa niềm yêu thích STEM tới các em học sinh, dự án còn tổ chức các khoá tập huấn nhằm khuyến khích và trang bị kỹ năng cho 34 giáo viên và lãnh đạo của 4 trường tiểu học tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Qua đó, đưa các hoạt động liên quan đến giáo dục STEM vào chương trình học để có thể khơi gợi tính sáng tạo của học sinh trong lĩnh vực khoa học.

Sau khi tham gia các khóa tập huấn trong khuôn khổ dự án, giáo viên và lãnh đạo tại các trường cũng xây dựng thành công các hoạt động giáo dục STEM để lồng ghép vào quá trình giảng dạy chính và chuỗi sinh hoạt trải nghiệm STEM hàng tuần cho các học sinh.

Đồng thời, dự án cũng thành công xây dựng mô hình CLB STEM với hơn 20 học sinh nòng cốt là người dân tộc thiểu số để các em được thoả sức sáng tạo và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học của mình. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của các phụ huynh, trường học và chính quyền địa phương, trong đó nhấn mạnh vai trò và đóng góp của giáo viên cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao.

Các tình nguyện viên từ CLB tình nguyện - Học viên Ngoại giao Việt Nam cũng đã đóng góp cho dự án với hoạt động tặng tài liệu giáo dục STEM cho 100 học sinh khó khăn tại trường tiểu học Mường Bám 2 tại xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: học sinh sinh viên

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng