Chủ nhật 24/11/2024 19:26

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Sơn La, sau 3 năm thực hiện nghị quyết 06, hoạt động chế biến nông sản địa phương đã mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản khởi sắc

Sơn La là địa phương có diện tích đất lớn, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa phương này cũng đã hình thành được các vùng nguyên liệu với khối lượng hàng hoá nông sản lớn, đa dạng, chất lượng, gắn các cơ sở chế biến.

Sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến của tỉnh /chu-de/tinh-son-la.topic đã được khẳng định và tin dùng tại thị trường trong nước cũng như tại một số nước trên thế giới. Theo đó, phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chế biến nhãn tại nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (Ảnh - Internet)

Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Tỉnh ủy Sơn La đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành của tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác và tận dụng tốt lợi thế của tỉnh về phát triển các loại nông, lâm, thủy sản và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nhất là mặt hàng nông sản, nhằm phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Báo cáo mới nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La nêu cụ thể, sau 3 năm thực hiện nghị quyết 06, hoạt động chế biến nông sản địa phương đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021-2023 tăng trung bình đạt 10,75%/năm (vượt mục tiêu là 9,5% /năm). Năm 2023, công nghiệp chế biến thực phẩm đạt 5.066 tỷ đồng, tăng 8,57% so với năm 2022 (mục tiêu đến năm 2025 đạt 6.500 tỷ đồng.

Đặc biệt, giá trị hàng nông sản chế biến tham gia xuất khẩu giai đoạn 2021-2023 tăng bình quân 18,5%/năm (mục tiêu là tăng 12%/năm). Năm 2023, giá trị nông sản chế biến tham gia xuất khẩu đạt 159,33 triệu USD, tăng 6,42% so với cùng kỳ năm 2022; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Cà phê, chè, tinh bột sắn, long nhãn, xoài, chanh leo… (mục tiêu đến năm 2025 đạt trên 166 triệu USD).

Bên cạnh đó, Sơn La ứng dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến; tiếp tục cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh việc khuyến khích, hỗ trợ các hình thức liên kết hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất gắn với chế biến sâu, xây dựng quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đơn cử, Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản sản xuất theo công nghệ hiện đại của Italia, Nhật Bản và Trung Quốc, tổng công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm, với các dây chuyền sản xuất đông lạnh, đồ hộp, sấy và các sản phẩm khác.

Hiện Trung tâm đã liên kết xây dựng vùng nguyên liệu gần 12.000 ha dứa Queen, chanh leo, ngô ngọt, đậu tương rau, rau chân vịt. Đi vào hoạt động từ tháng 5/2023, tính đến cuối năm 2023, đơn vị đã thu mua trên 30.000 tấn sản phẩm từ vùng nguyên liệu để chế biến, sản xuất 1.460 tấn xoài IQF; 541 tấn đậu tương rau IQF, 15 tấn chanh leo IQF; trên 700 tấn ngô ngọt IQF và 850 tấn ngô ngọt hộp; giải quyết việc làm cho 3.500 lao động địa phương.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Ngoài ra, tỉnh Sơn La đã tập trung cao cho công tác thu hút đầu tư nhất là các doanh nghiệp có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị hiệu quả, Đẩy mạnh phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ, nghiên cứu, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát huy hết công suất hiện có, đầu tư mở rộng quy mô, công suất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản trị điều hành, nâng cao chất lượng lao động,... nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt là các nhà máy có sản lượng lớn và lợi thế tiêu thụ sản phẩm như: sữa Mộc Châu, đường Mai Sơn, tinh bột sắn Mai Sơn, các nhà máy chế biến chè tại Mộc Châu, Mai Sơn...

Trước đó, giai đoạn 2021-2023 và 05 tháng đầu năm 2024 đã thu hút đầu tư 11 dự án chế biến nông sản có quy mô lớn, trong đó có 07 dự án được cấp chủ trương đầu tư mới, 04 dự án đang đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư (dự kiến đạt mục tiêu đến năm 2025 thu hút thêm 09 nhà máy).

Ngoài ra, tỉnh Sơn La vẫn đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản vào sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở công nghiệp hiện có nâng cấp, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị theo đúng mục tiêu đề ra là trên 50% được nâng cấp, mở rộng. Trong giai đoạn đã có 04 dự án tiến hành nâng cấp, mở rộng.

Một số cơ sở chế biến chè đã nâng công suất, đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến như: HTX Bình Thuận nâng công suất từ 20 tấn lên 35 tấn/năm (chè Bình Thuận); Công ty Trà đặc sản Tây Bắc nâng công suất từ 30 tấn lên 50 tấn/năm (chè Tà Xùa),.. Thời gian qua, tỉnh cũng đã hỗ trợ hoàn thành đưa vào hoạt động Trung tâm chế biến xuất khẩu rau, quả Doveco tại Mai Sơn, Nhà máy chế biến cà phê Mai Sơn.

Đáng chú ý, việc phục hồi, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút các dự án trọng điểm, các nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập thu ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đạt kế hoạch đề ra; góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 18,38% năm 2020 xuống còn 14,41% năm 2023. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, đời sống của người dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt...

Các nhà máy đi vào hoạt động cũng tiếp tục góp phần thực hiện mục tiêu đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp chế biến

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo