Thứ năm 28/11/2024 10:47

Sớm gỡ vướng quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh

Công điện của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đã có. Tuy nhiên, vấn đề còn nằm ở khâu thực thi.

Khó khăn đối với việc cải tạo công trình cũ

Ngày 5/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 220/CĐ-TTg về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy. Sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, đại diện các cơ quan chức năng cũng đã có những chia sẻ, giải đáp cụ thể với tinh thần cải cách và lắng nghe thực tiễn.

Những năm qua, có không ít những vụ cháy nổ tại các doanh nghiệp, nên công tác phòng cháy - chữa cháy là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Tuy nhiên, doanh nghiệp, hiệp hội cho biết, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cần thiết phải làm rõ các vấn đề cụ thể doanh nghiệp đang đối mặt.

Trước khi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình của Bộ Xây dựng QCVN 06:2022/BXD (viết tắt là QC 06) có hiệu lực

Theo đó, về khó khăn đối với việc cải tạo công trình cũ (công trình đã xây dựng xong và đi vào vận hành trước khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình của Bộ Xây dựng QCVN 06:2022/BXD (viết tắt là QC 06) có hiệu lực). Thực tế, doanh nghiệp vận hành công trình cũ thường có nhiều đợt cải tạo nội bộ nhưng ít khi cải tạo phương án phòng cháy chữa cháy đi kèm, dẫn tới tình huống, đợt thanh kiểm tra cao điểm vừa rồi nhiều doanh nghiệp đã bị phát hiện sai phạm về phòng cháy chữa cháy, đứng trước nguy cơ bị xử phạt và cần khắc phục sai phạm.

Tuy nhiên, hiện cơ quan chức năng chưa hướng dẫn rõ biện pháp khắc phục khiến nhiều nghìn doanh nghiệp ở diện “sai phạm” bị đình đốn hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh vốn đã và đang ở thời kì đặc biệt khó khăn.

Doanh nghiệp đề xuất các cơ quan chức năng thực hiện đúng chỉ đạo trong Công điện của Thủ tướng, phải có phân loại các công trình và mức độ rủi ro/sai phạm để có biện pháp khắc phục kịp thời và cần có công văn hướng dẫn toàn quốc về các biện pháp này để không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, với các công trình cũ đã vận hành nhiều năm, giờ chỉ cải tạo 1 phần, cũng cần xác định rõ việc áp dụng QC mới chỉ tiến hành với phần cải tạo hay phải lập phương án cho toàn bộ công trình. Với các công trình lớn, chỉ cải tạo 1 diện tích nhỏ, việc yêu cầu rà lại để áp QC mới cho toàn bộ công trình sẽ bất khả thi. Việc này cần có hướng dẫn trên toàn quốc vì nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp vướng.

Tắc ở hạng mục sơn chống cháy và bọc bảo vệ kết cấu chịu lực

Một vấn đề nữa được doanh nghiệp phản ánh đó là khó khăn với các công trình giao giữa 2 luồng quy định của QC 06 (mà doanh nghiệp phản ánh thời gian qua là “thiếu các hướng dẫn chuyển tiếp”). Theo đó, nhiều doanh nghiệp có công trình thiết kế và xây dựng ở giai đoạn QC 06 năm 2021 có hiệu lực nhưng giờ cần nghiệm thu lại là giai đoạn QC 06 năm 2022 có hiệu lực.

Doanh nghiệp cho biết, hầu hết đều đang tắc ở hạng mục sơn chống cháy và bọc bảo vệ kết cấu chịu lực theo phụ lục F của quy chuẩn.

Bởi lẽ, đối với việc bọc bảo vệ kết cấu chịu lực, theo QC 06 cũ (2021) thì việc bọc dầm, cột... có thể làm bằng cách phun vữa và bọc thạch cao chịu lực và ko cần kiểm định; nhưng theo QC 06 (2022) thì biện pháp bọc thạch cao (cho cột), phun vữa lại không được đề cập và doanh nghiệp áp dụng biện pháp (mới) nào thì phải đi chứng minh, thẩm định khả năng chịu lực của phương án đó, khiến doanh nghiệp vướng mắc về kĩ thuật, chi phí phát sinh, đội lên cao nằm ngoài khả năng xử lý của doanh nghiệp.

Về sơn chống cháy, QC cũ ko yêu cầu thí nghiệm cấu kiện chịu lửa nhưng QC mới có yêu cầu này. Để khắc phục có thể có giải pháp là bọc thạch cao cho cột, dầm... tuy nhiên đội chi phí lên rất cao cho các hạng mục công trình khiến doanh nghiệp tắc nghẽn trong thực tiễn.

Về sơn, hiện chỉ có 2 loại sơn sản xuất trong nước được cấp phép sơn chống cháy, còn các loại sơn nước ngoài chưa có loại nào được cấp phép, khiến lựa chọn của doanh nghiệp rất hạn chế và phải chấp nhận giá cao.

Do đó, các doanh nghiệp đề xuất cần nhất quán về việc thẩm định theo QC cũ hay QC hiện hành thì mới tháo gỡ được cho nhiều nghìn doanh nghiệp. Giải pháp tính tới có thể như phương án tỉnh Bắc Giang đã làm (được doanh nghiệp đánh giá cao), là phân loại rủi ro theo các nhóm công trình để có ứng xử phù hợp; có thể phần lớn công trình ở giai đoạn giao thoa này chỉ áp dụng kiểm soát chịu lửa theo QC mới tới lớp tường bao công trình còn bên trong công trình vẫn áp dụng theo QC trước đó.

Cũng theo cộng đồng doanh nghiệp, mặc dù tinh thần xây dựng QC 06 (2022) là theo hướng cải thiện nhiều điều kiện, quy định cho doanh nghiệp nhưng thực tế doanh nghiệp phản ánh, vướng mắc phát sinh từ việc các bên liên quan trong khâu thực thi quy định tại QC 06 đang có nhận thức khác nhau về QC liên quan tới mái tôn và xà gồ, nên tắc không thẩm duyệt được hàng nghìn công trình.

Cụ thể, thế giới không cần đốt để kiểm định tôn, nhưng Việt Nam yêu cầu đốt. Tuy nhiên, hiện không có tiêu chuẩn đốt, phải đợi cơ quan chức năng xây tiêu chuẩn và quy trình đốt thì mới thẩm định được tôn công trình. Việc này dẫn đến nhiều nghìn công trình dù đã có thiết kế xây dựng thậm chí đã xây dựng nhưng phải “xếp hàng” chờ việc này và chưa rõ khi nào có giải pháp. Chưa nói tới, yêu cầu đốt này chưa chứng minh được sự hợp lý, cần thiết khi so sánh với thông lệ quốc tế.

Về việc đốt để thí nghiệm năng lực chống cháy của các vật liệu cũng có nhiều bất cập. Hiện cả nước chỉ có 1 lò đốt của Viện Tư vấn xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (IBST), giá đốt cao, các nhà sản xuất phải xếp hàng chờ đốt nên tiến độ rất lâu.

Quy định hiện hành đã cải cách theo hướng chỉ thí nghiệm “đốt” các thiết bị theo đơn vị “nhà sản xuất” rồi sau đó nhà sản xuất cung cấp hàng loạt cho các công trình. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi công trình lại cần 1 giấy kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy của công trình.

Việc này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lại phải làm 1 dạng giấy phép theo công trình cho tổng danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy và ở quá trình này, cơ quan thẩm quyền có quyền thẩm định thực tiễn nên có thể phát sinh việc đốt xác suất 1 số thiết bị nào đó theo công trình; tức là chi phí đốt có thể nhân 2 với một số hạng mục.

Do đó, doanh nghiệp đề xuất mở rộng các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ “đốt thẩm định” trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố công khai để giảm thời gian chờ đợi và chi phí cao cho doanh nghiệp.

Về vướng mắc với các nhà xưởng, nhà kho về việc sắp xếp chiều cao hàng hóa và Rack - tức giá đỡ hàng, doanh nghiệp các tỉnh phía Nam cho biết, theo QC mới, nếu dự án có chiều cao sắp xếp hàng hóa và giá hàng cao trên 5,5m thì xét thiết kế theo từng dự án cụ thể, trong khi các kho hàng hóa có kệ trên 5,5m rất phổ biến. Có nghĩa là hầu hết kho có lắp kệ đều phải xin “giấy phép con” và phải tốn kém (theo doanh nghiệp Bình Dương phản ánh là thường lên tới 2 tỉ đồng/1 hồ sơ tư vấn cho khâu thiết kế + thẩm duyệt hạng mục này); mà thời gian thực hiện lại không rõ bao lâu sẽ xong.

Do đó, doanh nghiệp đưa ra quy chuẩn cụ thể thay vì làm riêng từng dự án để giảm thiểu khâu thực thi rất phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy chữa cháy

Tin cùng chuyên mục

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Tối 26/11, thêm khách hàng trúng Vietlott Power 6/55 nhiều tỷ đồng

Bình Thuận: Thu hồi 11 giấy phép xe tập lái cải tạo trái phép

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ​