Thứ năm 08/05/2025 20:36

'Sợi dây' chuyển đổi số và chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Chuyển đổi kép là 'sợi dây' kết nối giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp, đây là mô hình phát triển bền vững...

Ngày 30/9/2024, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi kép: Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững”. Hội thảo tập trung vào việc kết hợp hai yếu tố quan trọng trong xu hướng phát triển hiện đại, nhằm tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy /chu-de/doanh-nghiep-viet.topic phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi kép: Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững” (Ảnh: UEB)

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả, và đại diện doanh nghiệp. Tham dự hội thảo, về phía nhà trường có PGS.TS. Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng. Về phía khách mời, có sự hiện diện của ông Nguyễn Ngọc Tú - đại diện Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; Bà Dương Thị Bình - đại diện Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Phạm Trường Minh - đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bà Trương Hoàng Thuỷ Tiên - đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Trúc Lê - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, và các nhà đầu tư trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi kép. Ông cũng bày tỏ hy vọng hội thảo sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết của quá trình này, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Chuyển đổi kép, bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, không chỉ là xu hướng phát triển tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Đây là bước tiến quan trọng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, từ đó đảm bảo phát triển bền vững và tạo ra giá trị lâu dài. Các Chính phủ và doanh nghiệp trên thế giới đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp hai xu hướng này.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã có những bước đi tiên phong khi phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào năm 2020. Cùng với đó, cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được nêu rõ tại hội nghị COP 26 năm 2021 càng khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sống của toàn cầu.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kép này đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong nước. Thực tế cho thấy, không chỉ cần đầu tư vào công nghệ mà các doanh nghiệp còn phải thay đổi tư duy quản trị, cập nhật các mô hình kinh doanh mới để có thể thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. Để thực hiện thành công, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết sâu sắc và hành động kịp thời.

Hội thảo diễn ra với hai phiên toàn thể và năm phiên tiểu ban thảo luận song song, thu hút sự tham gia của các diễn giả trong và ngoài nước. Tại phiên toàn thể, các đại biểu từ Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Đại học Southampton (Anh), Đại học Macquarie (Úc), Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan, và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày các nghiên cứu chuyên sâu, tập trung vào vai trò của chuyển đổi số và xanh trong bối cảnh doanh nghiệp hiện nay.

5 phiên tiểu ban với sự góp mặt của nhiều diễn giả đã cung cấp góc nhìn đa chiều từ các lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện thúc đẩy liên kết học thuật và hợp tác quốc tế. Các nội dung thảo luận không chỉ dừng lại ở các vấn đề lý thuyết, mà còn đưa ra nhiều ví dụ thực tế về cách các doanh nghiệp đã và đang ứng dụng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh thành công. Điều này giúp các doanh nghiệp thấy rõ hơn con đường phát triển trong tương lai, đồng thời có thêm định hướng cụ thể trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi kép.

GS.TS. Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán (VIASM) nhấn mạnh: “Chuyển đổi số phải là một cuộc cách mạng. Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội của ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra cơ hội cho các quốc gia không có truyền thống công nghiệp. Nếu không nắm bắt cơ hội, chúng ta sẽ tụt hậu”.

GS.TS. Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán (VIASM) (Ảnh: UEB)

Hội thảo “Chuyển đổi kép: Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp” đã khẳng định tầm quan trọng của việc phối hợp hai yếu tố này để phát triển bền vững. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến khích không chỉ tập trung vào chuyển đổi số mà còn chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế và sinh thái.

Buổi hội thảo đã khép lại với nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các chuyên gia, học giả, và nhà quản lý, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm định hướng rõ ràng và cụ thể trong việc thực hiện chuyển đổi kép. Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục đầu tư vào công nghệ và thay đổi cách tiếp cận để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.

Thuỳ Dương
Bài viết cùng chủ đề: Đại học Quốc gia Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'