Chủ nhật 22/12/2024 18:35

Sóc Trăng: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và có những chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn.

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai nhiều công trình, dự án lớn. Trong đó, tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây và dự án thành phần 4 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1. Đây là những dự án có tổng mức đầu tư lớn từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và đối ứng ngân sách địa phương, có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm. Ảnh STO

Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư thấp hơn so với cam kết. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, khan hiếm nguồn cát san lấp; công tác giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn chậm; một số nhà thầu thiếu chủ động, quyết liệt trong triển khai thi công hoặc thi công cầm chừng, đơn vị tư vấn giám sát chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, thiếu đôn đốc, nhắc nhở đối với một số dự án tiến độ thi công chậm…

UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, dự án thành phần 4 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng số 4 gói thầu xây lắp. Tổng giá trị thực hiện 430,571/8.572,89 tỷ đồng, đạt 5,02% giá trị hợp đồng, chậm 11% so với kế hoạch.

Trong đó, gói thầu số 9 có giá trị thực hiện khoảng 49,83/2.037,53 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dự phòng), đạt 2,45% giá trị hợp đồng, chậm 11,42% so với kế hoạch.

Về phần đường, khối lượng thực hiện đạt khoảng 9,38/1.506 tỷ đồng, đạt 0,63% giá trị hợp đồng; phần cầu đã triển khai 5/13 cầu, khối lượng thực hiện đạt khoảng 40,45/740,45 tỷ đồng, đạt 5,54% giá trị hợp đồng.

Gói thầu số 10 đã thi công xây lắp với giá trị thực hiện khoảng 77,8/2.162 tỷ đồng, đạt 3,6% giá trị hợp đồng, chậm 10% so với kế hoạch. Phần đường có khối lượng thực hiện đạt khoảng 2,8/1.468 tỷ đồng, đạt 0,2% giá trị hợp đồng; phần cầu đã triển khai 5/12 cầu, khối lượng thực hiện đạt khoảng 75/554,2 tỷ, đạt 13,5% giá trị hợp đồng.

Đối với Dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây gồm 2 gói thầu xây lắp, hiện đạt khoảng 1.026,7/1.487,4 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dự phòng), đạt 69% giá trị hợp đồng; chậm khoảng 8% so với kế hoạch. Về công tác giải ngân, lũy kế vốn bố trí từ đầu dự án đến nay trên 1.614 tỷ đồng, giải ngân hơn 1.254 tỷ đồng, đạt 77,7% kế hoạch. Trong đó vốn triển khai trong năm 2024 trên 451,7 tỷ đồng, giải ngân trên 94,6 tỷ đồng, đạt 20,9% kế hoạch… Nhìn chung tiến độ các nội dung nêu trên là chậm, việc đảm bảo mốc thời gian dự kiến thông tuyến dự án vào cuối năm 2024 và tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (30/6/2025) là cần sự phấn đấu, nỗ lực rất cao của chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan.

Nhằm đảm bảo tiến độ dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Trần Văn Lâu cho rằng chủ đầu tư phải thường xuyên xuống công trình kiểm tra, giám sát quá trình thi công của các nhà thầu; lập biên bản từng gói thầu nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng hợp đồng so với cam kết; làm thật nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong đó, các Sở, ngành và các địa phương có liên quan phải phối hợp giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; quan tâm đến các khu tái định cư để có chỗ cho người dân di dời vào ở; khẩn trương di dời hạ tầng kỹ thuật của ngành Điện; đồng thời, sớm giải quyết dứt điểm các khó khăn về nguồn cát san lấp phục vụ các công trình.

Đối với các nhà thầu thi công phải xây dựng tiến độ chi tiết, đảm bảo tiến độ theo cam kết. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các Sở, ngành, nghiên cứu và đề xuất giải pháp cung ứng vật liệu san lấp đảm bảo tiến độ dự án để giải quyết khó khăn về nguồn cát cho dự án.

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công triển khai đối với tỉnh Sóc Trăng (gồm kế hoạch vốn được giao năm 2024 và kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài) trên 7.457,7 tỷ đồng. Phân nguồn vốn theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao trên 6.654,5 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/8/2024, tỉnh Sóc Trăng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 2.341,2 tỷ đồng, đạt 35,18% kế hoạch; kế hoạch vốn tỉnh giao bổ sung năm trên 151 tỷ đồng, giải ngân hơn 26,6 tỷ đồng, đạt 17,61% kế hoạch và kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 trên 652 tỷ đồng, giải ngân hơn 191,2 tỷ đồng, đạt 29,33% kế hoạch.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng