Thứ năm 26/12/2024 10:59

Sàn Việt mang đặc sản truyền thống Hưng Yên vươn ra thị trường thế giới

Mật ong hoa nhãn Hưng Yên với hương vị độc đáo và chất lượng vượt trội, kết hợp thương mại điện tử, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Đặc sản truyền thống của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên – vùng đất nổi tiếng với truyền thống nuôi ong lâu đời đã khẳng định vị thế đặc biệt trên bản đồ sản xuất mật ong của Việt Nam nhờ thương hiệu Mật ong hoa nhãn Mai Cừ. Đây là sản phẩm kết tinh từ những kiến thức, kinh nghiệm nuôi ong được truyền lại qua nhiều thế hệ, đồng thời kết hợp giữa phương pháp sản xuất truyền thống và hiện đại hóa quy trình để đạt chất lượng tối ưu.

Mật ong hoa nhãn Mai Cừ được thu hoạch thủ công tỉ mỉ, giúp giữ nguyên trọn vẹn hương vị tự nhiên và giá trị dinh dưỡng đặc biệt từ hoa nhãn – loài hoa đặc trưng của vùng đất Hưng Yên. Quy trình sản xuất luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, mang đến sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng cao nhất. Đặc biệt, mật ong hoa nhãn của Hưng Yên nổi bật nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, tạo nên mùi thơm và vị ngọt thanh khác biệt so với các vùng khác.

Mật ong hoa nhãn thường được gọi là “mật ong mùa xuân” bởi nó được thu hoạch vào khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch – thời điểm hoa nhãn nở rộ nhất. Mặc dù hoa nhãn có mặt ở nhiều vùng khác nhưng mật ong từ hoa nhãn Hưng Yên lại có sự khác biệt rõ rệt. Mật ong nơi đây thường có màu vàng sậm, mùi thơm đặc trưng của hoa nhãn lồng và độ sánh mịn cao, vượt trội về chất lượng, hương vị, cũng như hàm lượng dinh dưỡng so với các vùng khác.

Mật ong hoa nhãn Hưng Yên vào mùa thu hoạch. Ảnh: Vũ Vân

Không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp, mật ong hoa nhãn còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đây là nguồn dưỡng chất tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đồng thời còn có tác dụng làm đẹp, nuôi dưỡng làn da và mái tóc. Với hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng dồi dào, mật ong hoa nhãn không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là món quà sức khỏe ý nghĩa dành tặng người thân.

Mật ong hoa nhãn còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như dược phẩm, mỹ phẩm và ẩm thực. Trong y học, mật ong được sử dụng như một nguyên liệu giúp chữa lành vết thương, giảm viêm họng hay hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa. Trong mỹ phẩm, mật ong là thành phần quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ khả năng dưỡng ẩm, chống oxy hóa và tái tạo làn da. Trong ẩm thực, mật ong hoa nhãn được ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, dễ dàng kết hợp trong các món ăn và thức uống.

Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng, hương vị và giá trị sử dụng, Mật ong hoa nhãn Mai Cừ không chỉ là niềm tự hào của vùng đất Hưng Yên mà còn là sự lựa chọn tin cậy của hàng ngàn gia đình trên khắp cả nước. Đây là một sản phẩm mang đậm giá trị truyền thống và sức sống hiện đại, góp phần nâng tầm vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Từ đặc sản địa phương lên sàn thương mại điện tử

Mật ong hoa nhãn Mai Cừ đã trở thành niềm tự hào của người dân Hưng Yên nhờ những giải thưởng và danh hiệu uy tín khẳng định chất lượng vượt trội. Năm 2016, sản phẩm này vinh dự được chứng nhận OCOP 3 sao, đánh dấu bước phát triển vượt bậc và sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

Theo ông Lê Trung Cần – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để kết nối cung - cầu cho các sản phẩm nông sản, trong đó có mật ong hoa nhãn. Các hội chợ, triển lãm, sự kiện quảng bá thường niên ở cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia sẽ được tổ chức, gắn với các hoạt động văn hóa đặc sắc. Ngoài ra, tỉnh còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gắn với các thị trường du lịch trọng điểm, tìm kiếm nhà phân phối và mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

Mặt khác, sự xuất hiện của dịch Covid-19 cùng hệ quả để lại đã kéo theo sự thay đổi về hành vi tiêu dùng và bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện từ. Trong bối cảnh đó, tỉnh Hưng Yên đã có các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống được kết hợp với việc khai thác nền tảng số và ứng dụng thương mại điện tử. Nhờ đó, không chỉ mật ong mà nhiều sản phẩm nông sản khác của Hưng Yên đã được đưa lên các trang thương mại điện tử lớn trong nước, giúp sản phẩm tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng trên cả nước.

Nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên đã hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương để xây dựng sàn thương mại điện tử Hưng Yên (www.hungyen.sanviet.vn). Sàn này tích hợp vào sàn thương mại điện tử hợp nhất (Sanviet.vn) – nền tảng do Bộ Công Thương xây dựng và quản lý. Với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, cơ sở Mật ong Mai Cừ đã tích cực tham gia kênh bán hàng trực tuyến này, mở ra cơ hội kinh doanh mới thông qua thương mại điện tử. Một trong những kênh bán hàng quan trọng được lựa chọn là Sàn Việt (sanviet.vn).

Sàn thương mại điện tử Hưng Yên đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa người mua và người bán trên địa bàn tỉnh. Đây là môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, tiện lợi và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Nhờ đó, các sản phẩm như mật ong hoa nhãn dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trên cả nước. Lợi thế lớn nhất của sàn thương mại điện tử này chính là giá cả cạnh tranh, cho phép người mua so sánh giá từ nhiều nhà cung cấp để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính.

Bên cạnh đó, sàn cũng tập trung vào việc quảng bá và giới thiệu các sản phẩm đặc sản nổi bật của tỉnh Hưng Yên, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa, kinh tế địa phương. Mật ong hoa nhãn là một trong những sản phẩm tiêu biểu, được đánh giá cao không chỉ bởi chất lượng mà còn nhờ uy tín thương hiệu đã được khẳng định. Sàn thương mại điện tử tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, giảm bớt chi phí trung gian, đồng thời mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho người tiêu dùng.

Với sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền, cùng sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, sàn thương mại điện tử Hưng Yên đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sàn không chỉ tạo ra kênh tiêu thụ mới mà còn góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh.

Trong tương lai, sàn thương mại điện tử Hưng Yên hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng đến gần hơn với thị trường trong và ngoài nước. Đây không chỉ là nỗ lực của tỉnh Hưng Yên trong việc phát triển thương mại điện tử mà còn là chiến lược dài hạn nhằm xây dựng một nền kinh tế bền vững, hiện đại và hội nhập.

Thuỳ Dương
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Măng nứa sấy khô Tân Xuân lan tỏa đặc sản của núi rừng Tây Bắc