Chủ nhật 22/12/2024 21:54

Sản phẩm chuối được xuất khẩu trở lại, tín hiệu vui cho nông sản Lai Châu

Theo Sở Công Thương Lai Châu, sau hơn một tháng lao đao vì không xuất khẩu được chuối tươi, hiện nay người dân trồng chuối, các thương lái, doanh nghiệp đều phấn khởi vì Trung Quốc đã thông quan cho xuất khẩu chuối trở lại. Điều này cũng góp phần giúp việc tiêu thụ sản phẩm chuối thuận lợi hơn, giảm lượng tồn nông sản trên địa bàn tỉnh.

Nông dân phấn khởi

Ông Nguyễn Sỹ Chín - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu - cho biết, doanh nghiệp phía Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu mặt hàng quả chuối tươi của tỉnh từ đầu tháng 7 nên việc thông thương hàng hóa qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (Việt Nam) - Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) gặp nhiều khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp phải xuất khẩu chuối qua cửa khẩu ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Tuy nhiên, sản phẩm chuối xuất khẩu đi các cửa khẩu khác không sử dụng mã vùng trồng của Lai Châu nên tiêu thụ không được nhiều.

Đứng trước tình trạng sản phẩm nông sản tồn đọng, Sở Công Thương tỉnh đã kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến trao đổi với cơ quan chức năng bên Trung Quốc để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, sớm tiếp tục thông thương để xuất khẩu hàng các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, nhất là chuối, chè.

Nhờ đó, vừa qua, chính quyền nhân dân huyện Hà khẩu, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã đồng ý cho thông quan trở lại qua cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc). Đồng thời, phía Trung Quốc yêu cầu các đơn vị và doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

“Như vậy, sau hơn một tháng lao đao vì không xuất khẩu được chuối tươi, hiện nay người dân trồng chuối, các thương lái, doanh nghiệp đều phấn khởi vì quả chuối được xuất khẩu trở lại. Những ngày qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng chuối cũng nhộn nhịp hơn” – đại diện Sở Công Thương tỉnh cho biết.

Anh Vàng A Phú, người dân tộc Mông, ở xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ cho biết, khó khăn lớn nhất là việc tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm chuối đã được tháo gỡ. Tranh thủ thời gian cửa khẩu mở cửa, anh và nhiều hộ dân khác đã huy động nhân lực tập trung thu mua chuối để bán cho thương lái.

“Hiện chuối có giá trung bình từ 5.000-6.000 đồng/kg. Đối với chuối đẹp, hàng loại 1 có giá từ 10.000-12.000 đồng, còn chuối xấu có giá từ 1.000-3.000 đồng/kg. Mặc dù giá bán chuối rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19, nhưng việc tiếp tục được tiêu thụ chuối cũng giúp các hộ dân nơi đây gỡ lại phần nào để trang trải cuộc sống” - anh Phú cho biết.

Theo một doanh nghiệp chuyên thu mua chuối tại huyện Phong Thổ chia sẻ, mỗi ngày doanh nghiệp thu mua và xuất đi được khoảng 60 tấn chuối. Tuy nhiên, việc vận chuyển qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai mất nhiều thời gian, chi phí đi lại cao, giá lại thấp. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ sớm mở cửa trở lại để các thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu chuối thuận lợi hơn, giảm thời gian, chi phí đi lại và tăng giá mua để người dân phấn khởi.

Hướng đến tiêu thụ bền vững

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, tính đến hết tháng 8/2021, Lai Châu có gần 4.130 ha chuối, riêng huyện Phong Thổ có hơn 3.430 ha chuối. Sản lượng chuối 8 tháng ước đạt 30.000 tấn. Dự kiến hết năm 2021 tổng sản lượng chuối đạt 45.000 tấn. Sản lượng chuối đến kỳ thu hoạch hiện còn khoảng 3.000 tấn tồn đọng, chưa tiêu thụ.

Ông Vũ Hữu Lưỡng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Thổ - cho biết, thời gian qua cây chuối là cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân trong huyện. Huyện dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 còn gần 12.000 tấn chuối đến kỳ thu hoạch. Việc xuất bán được quả chuối là tín hiệu tích cực để người dân yên tâm lao động sản xuất. Mặt khác, để tạo sự tin tưởng của bà con vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu, huyện Phong Thổ định hướng trồng, phát triển các loại mặt hàng nông sản trên địa bàn.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Lai Châu đã và đang định hướng một số cây trồng chính để tập trung phát triển, trong đó, cây chuối là một trong những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, đối với cây chuối, hiện tại thị trường chủ yếu vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, chưa có sự đầu tư thâm canh, thiếu sự liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chưa có doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, sản phẩm xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô, chủ yếu là xuất chuối tươi… nên yếu tố thị trường đầu ra không bền vững.

Đại diện chính quyền và các cơ quan chuyên môn tỉnh Lai Châu cho rằng, về lâu dài để sản phẩm chuối có được thị trường bền vững, các doanh nghiệp hợp tác xã cần phải chủ động thay đổi quan điểm và làm mới chính mình. Cần phải đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, đầu tư theo chiều sâu, sản phẩm chất lượng cao phải gắn với thị trường; bản thân doanh nghiệp hợp tác xã phải mạnh dạn thay đổi từ khâu quản trị, kinh doanh đến khâu sản xuất. Chú ý xây dựng thương hiệu, các tiêu chuẩn quy chuẩn cho sản phẩm của đơn vị…

Theo ông Nguyễn Sỹ Chín, thời gian tới, để chủ động tìm đầu ra sản phẩm nông nghiệp nói chung, Sở Công Thương tỉnh tiếp tục thu hút các doanh nghiệp vào chế biến các sản phẩm nông sản để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã địa bàn tỉnh quảng bá, kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại của các tỉnh, thành phố; tham gia các gian hàng trên sàn thương mại điện tử lớn như: Alibaba.com, Amazon.com, Sendo.vn, Voso.vn, Tiki.vn, Lazada.vn... để giới thiệu và bán sản phẩm.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững