Thứ năm 16/05/2024 22:16

Quyết liệt ngăn chặn tình trạng buôn lậu gia cầm qua biên giới

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) ước tính, lượng gà sống nhập tiểu ngạch, gà nhập lậu qua biên giới lên tới hơn 200.000 tấn/năm.

Đây là con số được ông Phan Quang Minh - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra tại ‘Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững’ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 17/10 tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị

Theo ông Phan Quang Minh, mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên, liên tục ban hành rất nhiều văn bản, tổ chức các Đoàn công tác, các hội nghị quán triệt nhưng việc triển khai của các địa phương còn rất nhiều hạn chế. Số liệu báo cáo không phản ánh đúng thực tế, dẫn đến việc ngăn chặn gia súc, gia cầm nhập lậu gặp rất nhiều khó khăn.

Tình hình buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia súc, gia cầm 9 tháng đầu năm 2023 có chiều hướng gia tăng rất mạnh.

Một số tỉnh trọng điểm về buôn bán, vận chuyển, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật như: Tỉnh Lạng Sơn phát hiện 31 vụ với 101.800 con gia cầm giống, 4.000 gia cầm thịt, 8.532 kg/sản phẩm động vật; tỉnh Cao Bằng phát hiện 59 vụ với 39.000 gia cầm giống, 347 gia súc, 16.012 quả trứng giống, 31.351 kg/sản phẩm động vật; tỉnh Long An với 5 vụ, tiêu hủy 68 con lợn, 26 con bò, xử phạt vi phạm hành chính 4 đối tượng với số tiền là 27 triệu đồng và khởi tố 03 bị can; tỉnh An Giang với 5 vụ, 35 con gia cầm, 97 con gia súc.

Gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu không được đánh giá nguy cơ dịch bệnh trước khi nhập khẩu, không được lấy mẫu xét nghiệm sạch bệnh và không tuân thủ các quy định về kiểm dịch nhập khẩu, dẫn đến nguy cơ các bệnh động vật mới xâm nhập vào trong nước; các biến chủng vi rút ngoại nhập vào nước ta.

Động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi bền vững, ảnh hưởng đến truy xuất nguồn gốc, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật; gian lận thương mại, trốn thuế.

Đáng chú ý, thời điểm này, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến.

Ông Phan Quang Minh dẫn số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho hay, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.

Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục... dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người dân.

Tại Hội nghị, các đại biểu nhận định, việc ngăn chặn gia súc, gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Muốn thực hiện nhiệm vụ này, cần có sự vào cuộc của nhiều Bộ, ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm vi phạm.

Đối với các địa phương, cần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn nhập lậu con giống gia súc, gia cầm.

Kinh nghiệm cho thấy, ở địa phương nào và thời điểm nào lãnh đạo tỉnh quyết liệt chỉ đạo thì ở đó tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm sẽ lắng xuống.

Ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững sẽ giúp hạn chế dịch bệnh động vật truyền nhiễm nguy hiểm từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam và vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và phát triển chăn nuôi bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Những thành quả quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024