Duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng

Năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online Người tiêu dùng lạc quan hơn về chi tiêu Tết Nguyên đán 2025 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hai 'góc độ'

Linh hoạt trong cách thức triển khai công việc

Chiều 2/1, tại Hà Nội, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia - cho biết, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 155/QĐ-BCT ngày 23/1/2024 của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Quyết định 228/QĐ-BCT ngày 1/2/2024 thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã thực hiện tốt công tác tham mưu Lãnh đạo Bộ Công Thương trong việc triển khai hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; tiến hành điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo ông Lê Triệu Dũng, bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện Kế hoạch công tác năm 2024, đơn vị còn một số tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cho ngành, lĩnh vực quản lý, cần được xem xét, giải quyết.

“Với tinh thần thẳng thắn, cầu thị và đổi mới, sáng tạo để có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia mong muốn nhận được những đánh giá khách quan của đại biểu tham dự, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân để Ủy ban thành tốt các nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2025, góp phần nâng cao hình ảnh của đơn vị và sự phát triển chung của ngành Công Thương” - ông Lê Triệu Dũng bày tỏ.

Duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng
Ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phát biểu khai mạc hội nghị

Trình bày báo cáo kết quả công tác năm 2024, và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia - cho hay, năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã chủ động trong việc triển khai, phối kết hợp các nhiệm vụ để thực hiện hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác năm 2024. Đáng chú ý, đơn vị đã linh hoạt trong cách thức triển khai công việc phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Theo đó, về quản lý cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã tăng cường công tác giám sát và quản lý cạnh tranh; đặc biệt là trong kiểm soát tốt các hoạt động tập trung kinh tế; tập trung rà soát, theo dõi và xử lý các vụ việc điều tra và xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.

Trong năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã xem xét 24 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm: 10 vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, 11 vụ việc về hành vi không lành mạnh và 3 vụ việc về hành vi tập trung kinh tế. Trên cơ sở đó, đã điều tra 1 vụ việc tập trung kinh tế, 8 vụ việc không lành mạnh...; đã quyết định xử phạt 5 doanh nghiệp và thu về ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ đồng.

Công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được triển khai hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước. Theo đó, công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực này được duy trì hiệu quả, đúng pháp luật. Cùng đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo đạt hiệu quả cao.

Trong năm, đơn vị đã xử lý 6 lượt hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, 40 lượt hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; 65 lượt thông báo thay đổi thông tin danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; xử lý 18 hồ sơ đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, 2 hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

Đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng, năm 2024, Ủy ban đã tập trung công tác triển khai kế hoạch tổ chức, thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, nhằm mục tiêu sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách toàn diện, hiệu quả. Đồng thời, đã chủ động, khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các hoạt động trên có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo dựng nền tảng pháp lý để đẩy mạnh hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.

Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp luật nêu trên, Ủy ban đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng của các hoạt động chuyên môn, nổi bật là hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức; huy động, kêu gọi nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chủ trì và phối hợp thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Trong năm 2024, Tổng đài tư vấn và hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 đã ghi nhận 8.446 cuộc gọi đến, trong đó, các tổng đài viên của Uỷ ban đã tiếp nhận và trả lời 5.536 cuộc gọi, chiếm khoảng 78,7%. Trong số 5.536 cuộc gọi được trả lời, có khoảng 65,5% cuộc gọi liên quan đến yêu cầu tư vấn, hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tiếp nhận tổng cộng 787 đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng qua 4 phương thức, gồm: Qua đường bưu điện, công văn (chiếm khoảng 67%); qua hộp thư điện tử (chiếm khoảng 31,2%); qua website (chiếm khoảng 1%) và qua Cổng dịch vụ công quốc gia (chiếm khoảng 1%).

Duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phát biểu tại hội nghị

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, xã hội trong 2025 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; để triển khai thực hiện Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong năm tới:

Thứ nhất, rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Thứ hai, tập trung nguồn lực để tổ chức triển khai công tác điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

Thứ ba, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước theo chức năng, thẩm quyền được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.

Thứ tư, tăng cường và thực thi hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý được giao, nhằm sớm phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi pháp pháp luật cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Thứ năm, kiện toàn thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức nói chung, các điều tra viên vụ việc cạnh tranh nói riêng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết tâm đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động, phát huy năng lực, trí tuệ tập thể để phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2025 góp phần nâng cao hình ảnh của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và sự phát triển chung của ngành Công Thương.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế 0 đồng tại VPBank

Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế 0 đồng tại VPBank

Nắm bắt xu hướng và tận dụng những thế mạnh sẵn có, VPBank đã triển khai chương trình “Chuyển tiền 0 đồng toàn cầu, VPBank lựa chọn hàng đầu”.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử đang được các ngành chức năng của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cường phối hợp triển khai.
Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera

Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera

Liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera dậy sóng trên mạng xã hội gần đây, Bộ Công Thương đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành kiểm tra, xác minh.
Tây Nguyên: Sôi nổi hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Tây Nguyên: Sôi nổi hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm".
Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chỉ có hiểu đúng, hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo.

Tin cùng chuyên mục

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội gắn kết cộng đồng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội gắn kết cộng đồng

Theo TS. Tạ Đình Thi, Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam là cơ hội gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho toàn xã hội.
Lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng

Lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng

Lễ phát động “Hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025” TP. Hà Nội góp phần lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Thông tin minh bạch:

Thông tin minh bạch: 'Tấm khiên' bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Nền tảng thương mại điện tử là môi trường trung gian như một trọng tài bảo đảm các giao dịch được xử lý, ghi lại và quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm.
100 câu hỏi được tìm nhiều nhất về bạc trên Internet: Sử dụng bạc trang sức thế nào?

100 câu hỏi được tìm nhiều nhất về bạc trên Internet: Sử dụng bạc trang sức thế nào?

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Khuyến mại ‘ảo’, doanh nghiệp mất niềm tin với người tiêu dùng

Khuyến mại ‘ảo’, doanh nghiệp mất niềm tin với người tiêu dùng

Trong điều kiện sức mua yếu, các doanh nghiệp không ngừng "tung" khuyến mại. Tuy nhiên, không phải chương trình nào người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Mỹ phẩm Linh Hương: Megalive triệu view đến hội nhập toàn cầu

Mỹ phẩm Linh Hương: Megalive triệu view đến hội nhập toàn cầu

Nhờ chiến lược đa kênh và việc tận dụng nền tảng số, mỹ phẩm Linh Hương đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành công nghiệp làm đẹp.
100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Internet

100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Internet

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Nhóm Quang Linh Vlogs tung kết quả kiểm nghiệm, có đáng tin?

Nhóm Quang Linh Vlogs tung kết quả kiểm nghiệm, có đáng tin?

Theo chuyên gia về chứng nhận sản phẩm, kết quả kiểm nghiệm không phản ánh toàn bộ chất lượng sản phẩm kẹo rau củ Kera của nhóm Quang Linh Vlogs.
Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Nghị định 15/2018/NĐ-CP là một “món quà” Chính phủ kiến tạo dành cho doanh nghiệp, theo đó cần kế thừa mặt tích cực của nghị định trong quá trình sửa đổi.
Có gì trong sổ tay về trách nhiệm với người tiêu dùng?

Có gì trong sổ tay về trách nhiệm với người tiêu dùng?

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, vừa xây dựng 2 ấn phẩm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.
100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Google

100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Google

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Chủ tạp hoá và cơn sốt “Chiến thần số hóa” trên app ECO

Chủ tạp hoá và cơn sốt “Chiến thần số hóa” trên app ECO

Hàng trăm chủ tạp hóa bất ngờ trúng thưởng từ minigame vòng quay may mắn trên ứng dụng ECO tiệm số hóa, mở lối kinh doanh mới.
Xu hướng

Xu hướng 'lên đồ' bằng AI: Nguy cơ rò rỉ dữ liệu

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng sửa ảnh AI, các chuyên gia cảnh báo rằng việc sử dụng những ứng dụng này có thể dẫn đến nguy cơ lộ dữ liệu cá nhân.
Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Đáp ứng nhu cầu phát hành bảo lãnh của doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2025, VietinBank cho ra mắt 99 gói Thuê bao bảo lãnh dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc trên internet

100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc trên internet

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Ra mắt phần mềm hóa đơn điện tử Sapo Invoice

Ra mắt phần mềm hóa đơn điện tử Sapo Invoice

Sapo chính thức ra mắt phần mềm hóa đơn điện tử Sapo Invoice giúp doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dễ dàng phát hành hóa đơn, tối ưu vận hành.
100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc

100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc trên Google

100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc trên Google

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Ngành kem cà phê và hành trình chạm mốc 5 tỷ USD

Ngành kem cà phê và hành trình chạm mốc 5 tỷ USD

Doanh số ngành kem cà phê tăng lên 5 tỷ USD năm 2024, trong khi kem cà phê được làm lạnh tăng trưởng 14% trong 2 năm qua.
Bước đột phá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bước đột phá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ứng dụng “Người tiêu dùng” được xem là bước đi đột phá nhằm nâng cao hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Mobile VerionPhiên bản di động