Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hai 'góc độ'

Người tiêu dùng Việt Nam đang được bảo vệ dưới 2 "góc độ", bằng các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Cạnh tranh.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng Vinamilk: "Logo Halal" trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng Bà Rịa – Vũng Tàu: Hàng Việt dần chinh phục lòng tin người tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam đang được bảo vệ dưới 2 "góc độ": Bảo vệ trực tiếp bằng các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ gián tiếp thông qua các quy định của pháp luật cạnh tranh. Nhân dịp năm mới 2025, Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia liên quan đến vấn đề này.

Nhiều kết quả nổi bật

- Với vai trò là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; đồng thời, có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật,… Xin ông cho biết những kết quả nổi bật mà Ủy ban đã đạt được trong năm qua?

Ông Lê Triệu Dũng: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã đạt được những kết quả công tác nổi bật như:

Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện chính sách, thể chế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Quyết định số 07/2024/QĐ-TTg ngày 20/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương
Ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương. Ảnh: Cấn Dũng

Bên cạnh đó, ngày 13/12/2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng đã trình Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng.

Cùng đó, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chỉnh phủ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng đang phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo Chính phủ về Kế hoạch rà soát pháp luật, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về loại hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng.

Trong năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tăng cường triển khai công tác giám sát cạnh tranh, kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường, cụ thể là tiếp nhận và xử lý gần 170 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; thực hiện quy định về thông báo tập trung kinh tế theo quy định pháp luật cạnh tranh thông qua việc ban hành và công bố công khai hướng dẫn quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Song song đó, hoạt động điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh được quan tâm đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Cụ thể, đã xem xét 24 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm: 10 vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, 11 vụ việc về hành vi không lành mạnh và 3 vụ việc về hành vi tập trung kinh tế. Tiếp nhận và tiến hành thẩm định 1 hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không. Trên cơ sơ điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã quyết định xử phạt 5 doanh nghiệp và thu về ngân sách nhà nước trên 2 tỷ đồng.

Cùng với đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng chủ động thu thập, xác minh thông tin, đấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong các lĩnh vực: Sàn giao dịch hàng hóa; sản xuất, kinh doanh xe máy; thép; sàn thương mại điện tử; khu vui chơi dành cho trẻ em; ứng dụng bán hàng trong ngành sữa,…

Lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được triển khai một cách đồng bộ, chặt chẽ, góp phần ngăn chặn, không để xảy ra các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực bán hàng đa cấp. Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã chuyển thông tin về 11 trường hợp có dấu hiệu kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép cho Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an TP. Hà Nội, Công an tỉnh Nam Định để theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời; phối hợp trả lời, cung cấp thông tin cho Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và cơ quan công an địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Vinh, Thanh Hóa trong việc xác định, xử lý các hoạt động kinh doanh đa cấp có dấu hiệu bất hợp pháp.

Đồng thời, tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông, cảnh báo các mô hình kinh doanh đa cấp bất chính nhằm hạn chế nguy cơ người dân tham gia cũng như nâng cao nhận thức của người dân: một số sàn thương mại điện tử, các ứng dụng đầu tư trực tuyến...

Online trở thành xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ
Người tiêu dùng Việt đang được bảo về dưới hai góc độ. Ảnh: Cấn Dũng

Đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đơn vị tiếp tục triển khai đồng bộ, thường xuyên các giải pháp, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm sớm đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các văn bản hướng dẫn vào cuộc sống. Cùng đó là, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các Đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ các hoạt động của Đề án góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tăng cường năng lực thực thi cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ trung ương tới các địa phương.

Cũng trong năm qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã thực hiện hiệu quả công tác công tác thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với khoảng trên 200 hồ sơ; hoàn thiện quy trình, giải quyết phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng trên hệ thống tổng đài tư vấn miễn phí và các phương thức khác.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã thực hiện giám sát 19 Chương trình thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật đối với nhóm sản phẩm là xe cơ giới (ô tô, xe máy) chiếm đa số... đã kịp thời đăng tải các thông tin cảnh báo về việc tiêu dùng sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, đưa ra một số khuyến cáo đối với việc lựa chọn và mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi thực hiện giao dịch mua hàng.

Bên cạnh đó, công tác tư vấn, giải quyết phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Tổng đài tư vấn và hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 đã ghi nhận 8.446 cuộc gọi đến; trong đó, các tổng đài viên của Uỷ ban đã tiếp nhận và trả lời 5.536 cuộc gọi, chiếm khoảng 78,7%. Đáng chú ý, trong số 5.536 cuộc gọi được trả lời, có khoảng 65,5% cuộc gọi liên quan đến yêu cầu tư vấn, hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tiếp nhận tổng cộng 787 đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.

Cùng với đó, đã hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024. Đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực quản lý bán hàng đa cấp đã kiểm tra, xử phạt với 4 doanh nghiệp với tổng số tiền phạt là 985 triệu đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 1 doanh nghiệp; trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 610 triệu đồng. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã và đang tiếp tục triển khai 5 đoàn thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực quản lý bán hàng đa cấp.

Kịp thời đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào đời sống

- Năm 2024, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã chính thức có hiệu lực. Nhằm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu quả và kịp thời đưa luật vào đời sống, thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã triển khai những hoạt động gì, thưa ông?

Ông Lê Triệu Dũng: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Để kịp thời đưa luật vào đời sống, thời gian qua, Ủy ban đã triển khai đồng bộ, đa dạng nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có một số hoạt động quan trọng như:

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã tham mưu cho Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời và đúng hạn các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật, Quyết định số 07/2024/QĐ-TTg ngày 20/6/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Các văn bản này có hiệu lực cùng thời điểm hiệu lực của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, đơn vị đã cùng Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã được trình Chính phủ trong tháng 7/2024 theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trước đó, để kịp thời triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Uỷ ban đã tham mưu cho Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật... Như vậy, đến nay, các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi Luật đã được đơn vị chủ động, kịp thời tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành, đảm bảo sự đồng bộ, đầy đủ; khi Luật có hiệu lực thì có đầy đủ cơ sở, công cụ pháp lý cho việc thực thi hiệu quả.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hai 'góc độ'
Lễ Phát động Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 tại Hà Nội. Ảnh: Cấn Dũng

Thứ hai, đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Uỷ ban đã tham mưu cho Bộ Công Thương lựa chọn chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn" cho Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024. Đồng thời, phối hợp với Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ Phát động Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 tại Hà Nội với sự tham dự của hàng trăm đại diện đến từ các cơ quan, tổ chức có liên quan từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cùng đó, thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ tại Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Uỷ ban đã tổ chức chuỗi hội nghị, hội thảo tập huấn, tuyên truyền, phổ biến quy định mới của Luật cho đa dạng các chủ thể trong xã hội, từ nhóm cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, hiệp hội ngành nghề đến cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng có liên quan. Chuỗi hoạt động đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn đại biểu (cả trực tiếp và trực tuyến) đến từ Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh, thành phố, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng), Uỷ ban nhân dân cấp cấp xã và nhiều sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn khác, cùng hàng trăm hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Thứ ba, nhằm tuyên truyền quy định mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chính sách của Nhà nước đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững, Uỷ ban đã phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức Chương trình "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển" tại Hà Nội, được phát sóng trực tuyến trên Đài truyền hình VTC, với nhiều hoạt động như: Chuỗi các diễn đàn trao đổi, triển lãm sản xuất - tiêu dùng xanh với 30 gian hàng, gần 20 doanh nghiệp, tổ chức đến từ trong và ngoài nước, thu hút hàng chục nghìn lượt người tham quan.

Uỷ ban cũng đã tổ chức 2 Hội thi tìm hiểu về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các đối tượng người tiêu dùng yếu thế như: Học sinh, sinh viên, người lao động với sự quan tâm, tham dự của hàng nghìn tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tuyên truyền, phổ biến quy định mới của Luật.

Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng đã phối hợp với Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước như: TP. Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Bắc Cạn, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An, TP. Đà Nẵng, Quảng Bình, Bình Phước, Bình Thuận, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh,... tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của Luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương.

Thứ tư, về hợp tác quốc tế, hiện nay, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia là thành viên của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng lớn trong khu vực và trên thế giới, gồm: Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) và Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ người tiêu dùng quốc tế (ICPEN)... Trong năm qua, đơn vị đã tham gia tích cực vào các diễn đàn này cũng như hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế khác như: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),… để hợp tác, tăng cường kinh nghiệm về bảo vệ người tiêu dùng.

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã và đang trao đổi để ký kết các biên bản ghi nhớ, hợp tác với các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của các nước như: Úc, Hàn Quốc, Anh, Pháp,… để tạo cơ chế phối hợp song phương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, đơn vị đang tham gia đàm phán các nội dung cam kết có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng trong các Hiệp định như: FTA ASEAN - Trung Quốc nâng cấp, FTA ASEAN - Canada, Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA) để tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Thứ năm, về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho người tiêu dùng, trong năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở đó đã kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như hỗ trợ xử lý các vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn có ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Uỷ ban cũng tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện các quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật. Đồng thời, thường xuyên và kịp thời đăng tải các thông tin cảnh báo về việc tiêu dùng sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng; và đưa ra một số khuyến cáo đối với việc lựa chọn và mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi thực hiện giao dịch mua hàng.

Đáng chú ý, trong công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho người tiêu dùng, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã và đang vận hành hiệu quả Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng với đầu số 1800.6838.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hai 'góc độ'
Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: Duy Minh

8 nhiệm vụ trọng tâm để tăng tốc, bứt phá, về đích

- Thưa ông, có thế thấy, người tiêu dùng Việt Nam hiện đang được bảo vệ dưới 2 "góc độ": bảo vệ trực tiếp bằng các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ gián tiếp thông qua các quy định của pháp luật cạnh tranh. Đặc biệt, năm 2025 được coi là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định. Vậy trong năm quan trọng này, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào?

Ông Lê Triệu Dũng: Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong quá trình xây dựng, phát triển (từ năm 2004 đến nay), cơ quan cạnh tranh của Việt Nam luôn được giao cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể là hiện nay Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức thực thi đồng thời hai luật chuyên ngành là Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với vai trò của cơ quan cơ quan quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, để hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh năm 2025, được coi là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định; để thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc tổ chức thực thi chính sách cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong năm 2025, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức, triển khai thực hiện như sau:

Một là, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Công Thương trong việc tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp.

Hai là, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, phát hiện và đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Ba là, tăng cường thực thi Luật Cạnh tranh để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam; hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, tập trung xác minh dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổ chức điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, đặc biệt là một số lĩnh vực mang tính chất nổi cộm; tăng cường hiệu quả phối hợp, tham vấn, trao đổi giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế…

Bốn là, tập trung thực hiện kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các văn bản hướng dẫn, nhằm sớm đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cuộc sống, đồng thời tiếp tục quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Sáu là, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương nhằm tăng cường hiệu quả công tác thực thi luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thông qua các hình thức tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên đối với các tổ chức quốc tế về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng mà Ủy ban là thành viên; ký kết và triển khai các biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác về cạnh tranh và người tiêu dùng với cơ quan đối tác tiềm năng; đàm phán và thực hiện các cam kết về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng và các nội dung có liên quan tại các FTAs song phương/đa phương…

Bảy là, tiếp tục kiện toàn thành viên Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Tám là, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành của công chức, điều tra viên, viên chức, người lao động, gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hai 'góc độ'
Cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đồng hành, chia sẻ thông điệp chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 "Thông tin minh bạch - tiêu dùng trách nhiệm". Ảnh: Mai Anh

Chung tay xây dựng, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh

- Với những kết quả đã đạt được trong năm 2024, cùng những định hướng công tác của năm 2025, ông chia sẻ những thông điệp của đơn vị đối với cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong năm mới 2025?

Ông Lê Triệu Dũng: Với sự quan tâm của Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương, Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp hiệu quả của các đơn vị trong và ngoài Bộ, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tin tưởng vững chắc hoạt động quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đã cấp, tố tụng cạnh tranh sẽ đạt được kết quả tích cực, đóng góp vào thành tích chung của ngành Công Thương.

Phát huy thành tích đã đạt được trong công tác tham mưu, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; thực hiện tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật, trên cơ sở định hướng công tác năm 2025, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp chung tay xây dựng, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh với cơ hội kinh doanh bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp trên thị trường; khuyến khích và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, sự phát triển khoa học công nghệ và tiến bộ xã hội.

Cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đồng hành, chia sẻ thông điệp chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 "Thông tin minh bạch - tiêu dùng trách nhiệm". Đây cũng là thông điệp chung cho các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ kinh doanh qua sàn thương mại điện tử như hiện nay, nhằm kêu gọi các chủ thể cùng chung tay thực hiện cung cấp thông tin minh bạch, chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng; nâng cao nhận thức, phát huy sự chủ động của người tiêu dùng trong quá trình tiêu dùng, cũng như tạo căn cứ để người tiêu dùng thực hiện vai trò giám sát; thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể, từ đó, góp phần tạo dựng một môi trường tiêu dùng an toàn cho tất cả các bên tham gia.

Bên cạnh đó, hoạt động bán hàng đa cấp cơ bản đã được quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép, các hình thức biến tướng thu lợi bất chính vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho người dân. Do đó, người dân vẫn cần tiếp tục đề cao tinh thần cảnh giác trước các biểu hiện của đa cấp không phép, đa cấp biến tướng.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, VietinBank triển khai chương trình tín dụng lãi suất vàng có quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng.
‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Shopee thông báo giảm phí PiShip còn 1.650 đồng, quảng bá hỗ trợ nhà bán, nhưng thực tế chi phí khác tăng dạng ‘mồi nhử kiểu bẫy chuột’?
Green Future mở dịch vụ cho thuê xe Vinfast tại Đà Nẵng

Green Future mở dịch vụ cho thuê xe Vinfast tại Đà Nẵng

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Future chính thức cung cấp dịch vụ cho thuê và kinh doanh xe Vinfast đã qua sử dụng tại thành phố Đà Nẵng.
Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Từ ngày 10/3/2025, Agribank chính thức triển khai dịch vụ nhận tiền qua MoneyGram Payment Systems, Inc (MoneyGram).
Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế 0 đồng tại VPBank

Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế 0 đồng tại VPBank

Nắm bắt xu hướng và tận dụng những thế mạnh sẵn có, VPBank đã triển khai chương trình “Chuyển tiền 0 đồng toàn cầu, VPBank lựa chọn hàng đầu”.

Tin cùng chuyên mục

Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm vào 10h ngày 20/3/2025.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử đang được các ngành chức năng của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cường phối hợp triển khai.
Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera

Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera

Liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera dậy sóng trên mạng xã hội gần đây, Bộ Công Thương đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành kiểm tra, xác minh.
Tây Nguyên: Sôi nổi hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Tây Nguyên: Sôi nổi hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm".
Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chỉ có hiểu đúng, hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo.
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội gắn kết cộng đồng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội gắn kết cộng đồng

Theo TS. Tạ Đình Thi, Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam là cơ hội gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho toàn xã hội.
Lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng

Lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng

Lễ phát động “Hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025” TP. Hà Nội góp phần lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Thông tin minh bạch:

Thông tin minh bạch: 'Tấm khiên' bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Nền tảng thương mại điện tử là môi trường trung gian như một trọng tài bảo đảm các giao dịch được xử lý, ghi lại và quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm.
100 câu hỏi được tìm nhiều nhất về bạc trên Internet: Sử dụng bạc trang sức thế nào?

100 câu hỏi được tìm nhiều nhất về bạc trên Internet: Sử dụng bạc trang sức thế nào?

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Khuyến mại ‘ảo’, doanh nghiệp mất niềm tin với người tiêu dùng

Khuyến mại ‘ảo’, doanh nghiệp mất niềm tin với người tiêu dùng

Trong điều kiện sức mua yếu, các doanh nghiệp không ngừng "tung" khuyến mại. Tuy nhiên, không phải chương trình nào người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Mỹ phẩm Linh Hương: Megalive triệu view đến hội nhập toàn cầu

Mỹ phẩm Linh Hương: Megalive triệu view đến hội nhập toàn cầu

Nhờ chiến lược đa kênh và việc tận dụng nền tảng số, mỹ phẩm Linh Hương đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành công nghiệp làm đẹp.
100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Internet

100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Internet

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Nhóm Quang Linh Vlogs tung kết quả kiểm nghiệm, có đáng tin?

Nhóm Quang Linh Vlogs tung kết quả kiểm nghiệm, có đáng tin?

Theo chuyên gia về chứng nhận sản phẩm, kết quả kiểm nghiệm không phản ánh toàn bộ chất lượng sản phẩm kẹo rau củ Kera của nhóm Quang Linh Vlogs.
Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Nghị định 15/2018/NĐ-CP là một “món quà” Chính phủ kiến tạo dành cho doanh nghiệp, theo đó cần kế thừa mặt tích cực của nghị định trong quá trình sửa đổi.
Có gì trong sổ tay về trách nhiệm với người tiêu dùng?

Có gì trong sổ tay về trách nhiệm với người tiêu dùng?

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, vừa xây dựng 2 ấn phẩm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.
100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Google

100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Google

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Chủ tạp hoá và cơn sốt “Chiến thần số hóa” trên app ECO

Chủ tạp hoá và cơn sốt “Chiến thần số hóa” trên app ECO

Hàng trăm chủ tạp hóa bất ngờ trúng thưởng từ minigame vòng quay may mắn trên ứng dụng ECO tiệm số hóa, mở lối kinh doanh mới.
Xu hướng

Xu hướng 'lên đồ' bằng AI: Nguy cơ rò rỉ dữ liệu

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng sửa ảnh AI, các chuyên gia cảnh báo rằng việc sử dụng những ứng dụng này có thể dẫn đến nguy cơ lộ dữ liệu cá nhân.
Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Đáp ứng nhu cầu phát hành bảo lãnh của doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2025, VietinBank cho ra mắt 99 gói Thuê bao bảo lãnh dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc trên internet

100 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về bạc trên internet

Cùng giải đáp một vài câu hỏi phổ biến nhất về bạc, nhằm cùng nâng cao tri thức về loại kim loại quý đang ngày càng trở nên đắt giá này.
Mobile VerionPhiên bản di động