Thứ bảy 03/05/2025 04:18

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Theo báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3/2025 do Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố sáng nay 6/4, sản xuất công nghiệp trong quý I/2025 tiếp tục khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.

Sản xuất túi xách tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Tâm (Cụm công nghiệp Dương Liễu, huyện Hoài Đức). Ảnh: TL

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2024 tăng 5,9%), trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (quý I/2024 tăng 6,0%), đóng góp 7,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,6%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,6%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 4,7%, làm giảm 0,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất quý I/2025 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 36,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,1%; sản xuất trang phục tăng 14,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 12,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,7%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 11,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa... tăng 11,0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 10,6%; dệt tăng 9,9%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,6%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 1,1%; sản xuất đồ uống giảm 0,7%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương và giảm ở 04 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao . Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 81,5%; ti vi tăng 22,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,8%; quần áo mặc thường tăng 14,3%; linh kiện điện thoại tăng 12,0%; giày, dép da tăng 9,1%; thức ăn cho thủy sản tăng 7,4%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 12,9%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 2,4%; thép cán giảm 1,8%; điện thoại di động giảm 1,7%; sơn hóa học giảm 0,9%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2025 tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024 (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,2%).

Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho toàn ngành /chu-de/nganh-cong-nghiep-che-bien-che-tao.topic ước tính tại thời điểm 31/3/2025 tăng 5,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 15,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 14,1%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2025 là 90,0% (bình quân quý I/2024 là 68,7%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2025 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,8% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và tăng 0,6%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 3,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,4% và tăng 5,8%.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?