Quy hoạch Thủ đô: Loại bỏ nhà thấp tầng xây cao tầng liệu có khả thi?

Góp ý về xây dựng quy hoạch Thủ đô, nhiều chuyên gia cho rằng, cần loại bỏ nhà thấp tầng và xây dựng hệ thống nhà tầng hiện đại, nhưng liệu có khả thi?
Hà Nội xác định 3 trục không gian phát triển quan trọng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội "Xanh - Văn hiến- Văn minh - Hiện đại" Quy hoạch Thủ đô: Văn hóa, văn hiến, văn minh Thăng Long là trụ cột xuyên suốt

Nêu ý kiến hoàn thiện định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại hội thảo mới đây, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của thành phố.

Cụ thể, theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, qua các thời kỳ phát triển, Thủ đô đã đạt được những thành tựu ở nhiều lĩnh vực nhưng cũng bộc lộ một số điểm nghẽn. Đơn cử như chưa có một thể chế thực sự vượt trội để Hà Nội phát huy hết tiềm năng. Bên cạnh đó, dù đã có Luật Thủ đô nhưng còn nhiều quy định ràng buộc khiến thành phố chưa thể đột phá.

Quy hoạch Thủ đô: Loại bỏ nhà thấp tầng xây cao tầng liệu có khả thi?
Quy hoạch Thủ đô: Loại bỏ nhà thấp tầng xây cao tầng liệu có khả thi?

Ngoài ra, GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng chỉ ra những "nút thắt" của Hà Nội hiện nay như hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông công cộng; môi trường bị ô nhiễm nặng nề; quy hoạch đô thị còn nhiều điểm chưa phù hợp; bộ máy cán bộ chưa năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Để có phương án giải quyết nhằm đảm bảo cho sự phát triển trong giai đoạn tới, theo ông Cường, quy hoạch Thủ đô cần quan tâm đến yếu tố văn hóa, văn hiến, văn minh Thăng Long - Hà Nội. Xây dựng Hà Nội thành thành phố toàn cầu, tăng cường năng lực quản trị. Đặc biệt, thành phố cần giảm tải cho nội đô bằng cách di dời bệnh viện, trường học ra bên ngoài.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân, theo nhóm chuyên gia gồm TS. Chu Mạnh Hùng (Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Luật Hà Nội) và TS. Đỗ Xuân Trọng (Phó trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội), Hà Nội cần phải chỉ rõ những điểm nghẽn trong khu dân cư.

Đây là điểm nghẽn đáng báo động và vụ cháy chung cư mini đặc biệt nghiêm trọng ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân) vừa qua là tiếng chuông cảnh báo trong vấn đề đảm bảo chất lượng, an toàn cho các công trình xây dựng cũng như yêu cầu thay đổi chất lượng bộ mặt Thủ đô trong thời gian tới.

Góp ý thêm, GS.TS. Lê Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, việc phát triển đan xen nhà cao tầng lẫn thấp tầng trong nội đô tạo nên thách thức cho thành phố trong vấn đề về giao thông, không gian công cộng, công viên, vườn hoa.

"Mặc dù nhà ở thấp tầng có tỷ lệ phát triển lớn nhưng các chính sách xây dựng đối với khu vực này còn nhiều hạn chế và bị chi phối bởi chính sách đất đai. Vì vậy, việc kiểm soát mật độ cư trú của loại hình này rất quan trọng, nhằm giảm áp lực phát triển với khu vực này" - ông Lê Quân nói.

Đồng quan điểm, nhóm chuyên gia Trường Đại học Luật Hà Nội cũng mạnh dạn đề xuất loại bỏ nhà thấp tầng như nhà riêng lẻ của khu vực dân sự, nhà liền kề, phân lô, bán nền trong khu lõi của Thủ đô và xây dựng hệ thống nhà tầng hiện đại. Việc này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, vừa mở rộng được hệ thống hạ tầng.

Trước ý kiến trên của các chuyên gia, nhiều người ủng hộ quan điểm này, tuy nhiên, đề xuất này rất khó thực hiện vì nguồn vốn quá lớn, đồng thời việc giải phóng mặt bằng những khu nhà riêng lẻ cũng không dễ.

Bởi thực tế, ở những nước phát triển, các nhà ở riêng lẻ trong đô thị lõi như Hà Nội rất ít. Họ quy hoạch, xây dựng những khu dân cư hiện đại, ngăn nắp không nhiều ngõ ngách như nước ta. Theo đó, nhiều người nhận định, tính khả thi của đề xuất này rất thấp.

Nhìn thực tiễn của Hà Nội có thể thấy rõ việc này có thực hiện được hay không. Hà Nội có hàng triệu dân ở các nhà riêng lẻ trong khu vực quận nội thành. Vậy làm cách nào để loại bỏ hàng vạn ngôi nhà của họ? Trong khi việc loại bỏ nhà riêng lẻ để xây dựng nhà cao tầng sẽ dẫn tới tình trạng vùng lõi của TP. Hà Nội bị nhồi nhét thêm người vào. Lúc đó đường phố của Thủ đô còn bị ùn tắc nghiêm trọng hơn. Ngay cả chung cư mini sẽ khó bỏ được trong một thành phố mà đất chật người đông. Vấn đề quan trọng nữa là tính pháp lý của việc này thế nào, liên quan đến bao nhiêu luật, nghị định, thông tư?

Để khắc phục những tồn tại của TP. Hà Nội hiện nay, theo PGS. Lương Tú Quyên (giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội), quy hoạch Thủ đô giai đoạn mới cần kế thừa và phát huy mô hình chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị vệ tinh và đô thị trung tâm được liên kết với nhau bằng hệ thống đường giao thông vành đai và các trục hướng tâm.

“Áp dụng mô hình đô thị vệ tinh để chia sẻ chức năng và giảm tải cho đô thị trung tâm. Trước mắt cần tập trung phát triển đô thị ở Hoà Lạc, Đông Anh, Mê Linh”, PGS. Lương Tú Quyên nêu quan điểm.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Xem thêm