Thứ bảy 23/11/2024 03:11

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Thành công này có được là nhờ nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của cơ chế tài chính linh hoạt, đặc biệt là việc ưu tiên đầu tư công để kích thích đầu tư tư nhân.

Đầu tư công: Đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng

Với mục tiêu “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực để đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng điểm, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn. Việc bố trí vốn ngân sách nhà nước hợp lý đã đóng vai trò khởi động, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các dự án lớn.

Bên cạnh các công trình trọng điểm đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quyết nghị, Quảng Ninh còn dành sự quan tâm đặc biệt đến các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, chế biến chế tạo, kinh tế số. Đây là những lĩnh vực then chốt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh.

Việc phân cấp quyền hạn về phân bổ, quản lý vốn đầu tư và thẩm quyền phê duyệt dự án đã tạo điều kiện để các địa phương chủ động hơn trong việc xác định các ưu tiên đầu tư. Nhờ đó, các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn, tránh tình trạng dàn trải, lãng phí. Để tập trung nguồn lực cho các dự án trọng yếu, Quảng Ninh đã tiến hành rà soát, cắt giảm các công trình không cấp thiết. Đồng thời, tỉnh cũng tăng cường công tác quản lý, giám sát đầu tư, đảm bảo chất lượng và tiến độ các dự án.

Đoàn các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (thị xã Quảng Yên). Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp tục đẩy mạnh phân cấp toàn diện cho các địa phương trong tỉnh về phân bổ, quản lý vốn đầu tư và thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tránh dàn trải. Cách làm này đã tăng tính chủ động cho các địa phương trong việc xác định thứ tự ưu tiên đầu tư để đảm bảo các mục tiêu phát triển. Cùng với đó tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tích cực rà soát, cắt giảm, đình, hoãn giãn và chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số công trình chưa thực sự cấp bách, cấp thiết để tập trung nguồn lực cho các công trình chuyển tiếp và hoàn thành, nhằm sớm phát huy hiệu quả sau đầu tư. Các địa phương, chủ đầu tư nâng cao năng lực thẩm định các dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực; kiên quyết loại bỏ các đơn vị tư vấn không có chất lượng, nhà thầu không đủ năng lực...

Cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Với hàng loạt các chính sách ưu đãi và giải pháp đồng hành, Quảng Ninh đang từng bước khẳng định vị thế là một địa phương có môi trường kinh doanh hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành gần 20 văn bản chỉ đạo triển khai công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển khởi nghiệp sáng tạo... Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị, diễn đàn, tổ chức chương trình Cafe doanh nhân với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc trong các chính sách”, làm việc với các doanh nghiệp có đề xuất, kiến nghị về lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản vào thứ 7 hằng tuần…để doanh nghiệp và chính quyền cùng trao đổi, tìm giải pháp. Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh làm việc với 600 lượt doanh nghiệp. Qua đó, có hàng trăm ý kiến, kiến nghị, khó khăn đã được lắng nghe, ghi nhận và giải quyết, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng có điều kiện tốt để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhờ những nỗ lực không ngừng, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể, thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, các doanh nghiệp hiện hữu hoạt động hiệu quả hơn. Các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện đáng kể. Tỉnh Quảng Ninh cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thành công.

Đến hết tháng 9/2024, thu hút vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách của tỉnh đạt trên 18.965 tỷ đồng; tổng vốn FDI đạt hơn 1,7 tỷ USD (cao gấp gần 2 lần cùng kỳ 2023). Tỉnh Quảng Ninh cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 26 dự án FDI (cao gấp 1,4 lần cùng kỳ) và điều chỉnh tăng vốn cho 17 lượt dự án. Các dự án thu hút được trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đạt chất lượng cao, trong đó có 3 dự án quy mô vốn đầu tư trên 200 triệu USD, gồm: Dự án Tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Khu công nghiệp Texhong - Hải Hà của Gokin Solar Company Limited (HongKong), vốn đầu tư gần 275 triệu USD; dự án Hệ thống thông minh tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong của Foxconn Singapore Pte Ltd, vốn đầu tư hơn 287 triệu USD và dự án Sản phẩm giải trí thông minh tại Khu công nghiệp Sông Khoai của Foxconn Singapore Pte Ltd, vốn đầu tư gần 264 triệu USD.

Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã giải ngân hơn 844 triệu USD, bằng 102,5% cùng kỳ 2023. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt khoảng hơn 4,7 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 4,2 tỷ USD. Khu vực FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 102 triệu USD, tương đương trên 1.417 tỷ đồng và hiện đang giải quyết việc làm cho khoảng 48.300 lao động. So với cùng kỳ năm 2023, tổng vốn đầu tư thực hiện tăng 2,5%; tổng doanh thu của các doanh nghiệp FDI tăng 48,2%; kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu tăng lần lượt 8,9% và 7,5%; thu ngân sách nhà nước tăng 30,5%; tổng số lao động làm việc trong khu vực FDI tăng 13,7%...

Nguyễn Thanh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư