Quảng Ninh đồng hành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã triển khai rất nhiều giải pháp để đồng hành, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp.
Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Xuân năm 2024 Tập đoàn Royal Caribbean sẽ đồng hành cùng Quảng Ninh phát triển du lịch tàu biển

Theo số liệu thống kê, trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh có hơn 1.600 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, 249 doanh nghiệp giải thể, tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Một trong những nguyên nhân là do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ và vừa (chiếm gần 98%) với trình độ công nghệ thấp, vốn mỏng, kỹ năng quản trị yếu kém, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết.

Trước thực trạng trên, các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để đồng hành, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp.

Nội dung quan trọng hàng đầu là hỗ trợ sự ổn định, phát triển của các doanh nghiệp và công tác hỗ trợ tiếp cận tín dụng. Theo đó, trong năm qua, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Quảng Ninh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, góp phần hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên.

Đồng thời, đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn, nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng.

Quảng Ninh tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; phát triển mạng lưới; tăng cường hoạt động truyền thông cơ chế, chính sách cho vay, giáo dục tài chính.

Với 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2 điểm %, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 177.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với thời điểm năm 2022.

Vốn tín dụng ngân hàng đã cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn hợp pháp, chính đáng của các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, nông thôn lần lượt là: 62,8%-24%-13,2%; dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh đạt hơn 137.000 tỷ đồng, trong đó, cho vay công nghiệp chế biến, chế tạo là gần 15.000 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2022.

Tỉnh Quảng Ninh cũng tạo điều kiện tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp về thuế, phí, lệ phí và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2023, tỉnh đã thực hiện giảm khoảng hơn 1.700 tỷ đồng và gia hạn hơn 1.800 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Cục Thuế tỉnh đã chủ trì làm tốt công tác tuyên truyền chính sách giảm, gia hạn thuế do Quốc hội và Chính phủ ban hành giúp cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn.

Cục Hải quan tỉnh cũng đã chủ động xây dựng các kế hoạch để triển khai các giải pháp chung, giải pháp chuyên đề/chuyên sâu theo các lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Quảng Ninh đồng hành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Cục Hải quan Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến đối thoại với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất hàng xuất khẩu (Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh)

Các sở, ngành thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt, lắng nghe, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền...

Trong suốt thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường: Ban hành nghị quyết về phát triển khoa học công nghệ; tổ chức sự kiện Kết nối cung cầu công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả.

Thành lập Tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động. Tổ chức các hội nghị tập huấn, chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn phục vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh... Theo đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt hơn 86%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 50%. Tạo việc làm tăng thêm đạt khoảng trên 23.000 lao động, trong đó số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 1.207 người...

Qua nhiều biện pháp đồng hành, tháo gỡ khó khăn trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dần được nâng cao. Hiện trên địa bàn tỉnh có 17.156 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký kinh doanh với vốn đăng ký đạt hơn 361.000 tỷ đồng. Năm 2023, các doanh nghiệp trên địa bàn đã đóng góp vào ngân sách, tổng thu thuế, phí hơn 28.500 tỷ đồng.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Xem thêm