Chủ nhật 24/11/2024 08:26

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.

Những con số ấn tượng trong mục tiêu chuyển đổi số

Với những mục tiêu đầy tham vọng, tỉnh Quảng Ninh đang hướng tới một nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ và bền vững. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, Quảng Ninh đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt ít nhất 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm.

Tỉnh cũng đề mục tiêu đạt tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%.

Đồng thời, tỉnh phấn đấu quy tụ 50 doanh nghiệp số, trong đó, ít nhất 3 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển sản phẩm, dịch vụ số; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lĩnh vực lao động đạt trên 2%; 100% hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp được tiếp cận và có năng lực sử dụng nền tảng số.

Sản phẩm OCOP- Miến dong Bình Liêu luôn được ưa chuộng. Ảnh: Trung tâm xúc tiến và công thương Quảng Ninh

Tỉnh từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 50% siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối hiện đại, các hộ gia đình và cá nhân sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng; có 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử; 90% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hoá đơn điện tử.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 60% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất để thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải.

Sản phẩm OCOP vươn xa trên thương mại điện tử

Trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, tỉnh Quảng Ninh không chỉ tập trung vào xây dựng chính quyền số, mà còn đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế số và xã hội số. Một trong những thành quả đáng ghi nhận của quá trình này là sự chuyển mình mạnh mẽ của Chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử.

Chương trình OCOP Quảng Ninh đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Việc chuyển đổi số đã mở ra một chương mới, giúp các sản phẩm OCOP tiếp cận được với thị trường rộng lớn hơn, từ đó nâng cao giá trị và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho người dân địa phương.

Trong đó, 70% sản phẩm OCOP 3 sao đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam như Voso, Postmart, Tiki. 393/393 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh đã được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh tại địa chỉ “https://ocopquangninh.com.vn/”.

Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng sử dụng, như: Miến dong Bình Liêu, trà hoa vàng Ba Chẽ, nước mắm Vân Đồn, nông sản Đông Triều, hải sản Cô Tô, gà Tiên Yên, trứng vịt biển Đồng Rui…. Không chỉ đa dạng về sản phẩm, sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh còn mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm vô cùng thuận tiện. Tất cả các sản phẩm đều chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và thanh toán.

Sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh đã ký kết với các đối tác phân phối chuyên nghiệp, như Giao hàng nhanh - GHN Express, giao hàng Viettel - Viettel Post, VNPT - VietNamPost... và thiết lập liên kết trên các sàn giao dịch điện tử lớn, có tiếng, như Lazada, Shopee, Fado, Tiki

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, Quảng Ninh còn đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của các chợ truyền thống. Nhờ ứng dụng công nghệ, mô hình "Chợ 4.0" đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế số và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Từ năm 2022, bên cạnh việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt ở các trung tâm thương mại, khu hành chính và trong các lĩnh vực trọng yếu của kinh tế, xã hội như y tế, giáo dục, điện, nước… 13 địa phương của tỉnh đã đồng loạt triển khai mô hình "Chợ 4.0" - Thanh toán không dùng tiền mặt đối với các chợ trung tâm và chợ hạng I truyền thống trên địa bàn.

Tính đến nay, đã có 19 chợ hạng 1; 11 chợ hạng 2 và 13 chợ hạng 3 đã triển khai thực hiện mô hình "Chợ 4.0"; 100% các chợ trung tâm chấp nhận thanh toán các khoản phí và thực hiện thanh toán hóa đơn điện, nước thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số hộ kinh doanh tại chợ chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt trung bình 83%.

Việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, cùng với những kết quả đã đạt được trong phát triển thương mại điện tử là cơ sở để Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trong tương lai, Quảng Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo điều kiện để các sản phẩm OCOP tiếp cận được với thị trường toàn cầu.

Nguyễn Thanh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập