Khô cá Long An - Đậm đà ẩm thực làng quê

Khô cá Long An - món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hương, đã vươn xa nhờ chuyển đổi số và thương mại điện tử, trở thành niềm tự hào của miền sông nước.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Khô cá Long An những năm gần đây đã cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong quá trình sản xuất khi đạt nhiều chứng nhận có giá trị và từ đó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người tiêu dùng.

Hương vị khó quên từ những mẻ cá khô dân dã

Long An - một mảnh đất thuộc miền Tây Nam Bộ luôn được nhớ đến với những miệt vườn trĩu quả bên dòng sông Tiền Giang, nhớ đến với sự trù phú tươi tốt của những cánh đồng lúa chín vàng và nơi đây còn được nhớ bởi ẩn chứa những món ăn mang hương vị dân dã và đầy quen thuộc. Một trong số đó khiến không chỉ người dân mà các vị khách du lịch nào ghé thăm, thưởng thức cũng không thể quên chính là món cá khô Long An.

Nghề làm cá khô không biết đã xuất hiện trên mảnh đất tươi đẹp này tự bao giờ nhưng đã trở thành một phần cuộc sống của người dân. Người ta thường truyền tai nhau về nguồn gốc của nghề làm khô cá rằng những mẻ cá tươi đánh bắt của ông cha ta ngày ấy quá nhiều mà công cụ dự trữ cá lại chưa phát triển như ngày nay, nên bằng việc tận dụng thời tiết mà món cá khô phơi nắng đã ra đời như một giải pháp cho việc dự trữ cá lâu ngày.

Món cá khô Long An đã có một hành trình phát triển dài cùng người dân. Mặc dù nhiều món ngon xuất hiện, nhiều loại công cụ dự trữ hiện đại phát triển thế nhưng cá khô vẫn là một nét văn hóa trong đời sống của người dân miền sông nước. Để làm nên được một sản phẩm chất lượng, dự trữ được lâu ngày thì đòi hỏi người làm phải có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn. Những mẻ cá tuyệt vời nhất để làm nên món ăn này sẽ được đánh bắt trực tiếp từ sông Tiền, sông Hậu sau đó chuyển về cơ sở chế biến. Ở đây, cá sẽ được sơ chế kỹ lưỡng, toàn bộ vảy, ruột và các nội tạng khá sẽ được loại bỏ. Cá sau khi sơ chế sẽ được tẩm ướp các gia vị truyền thống như muối, tiêu, mắm... theo công thức gia truyền của mỗi hộ kinh doanh. Dưới cái nắng tự nhiên vàng đượm của Long An, cá sẽ được phơi cho đến khi đạt độ khô hoàn chỉnh. Ngoài ra, cá cũng có thể được phơi sấy với than hoa để đạt độ khô giòn. Sau khi trải qua bao cái nắng gió, bao công đoạn phức tạp thì món cá khô có được độ giòn hợp lý, hương vị đậm đà khó quên, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và bảo quản tự nhiên trong thời gian dài.

Khô cá Long An - Đậm đà ẩm thực làng quê
Khô cá Long An được phơi cho đến khi đạt độ khô hoàn chỉnh. Ảnh: Văn Đát

Hương vị đậm đà là điều mà ai thưởng thức cá khô Long An cũng không thể quên. Đây cũng là một trong số những món quà quê mà nhiều khách du lịch lựa chọn để biếu người thân, gia đình sau những chuyến đi xa hay dịp lễ tết sum vầy.

Một trong những hộ kinh doanh đi đầu trong việc phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP chính là hộ kinh doanh Khương - Gái. Khô cá Lóc của doanh nghiệp này đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, cho thấy sự nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, quy trình sản xuất và giá trị của món ăn này trước khi đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng nhận được giải thưởng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại hội chợ thương mại Long An. Tất cả những chứng nhận, giải thưởng ấy là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển từ một món ăn dân giã, quen thuộc.

Lan tỏa hương vị làng quê thông qua thương mại điện tử

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An - Hồ Thị Ngọc Lan thông tin, thời gian tới, Sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cấp xã, ấp để nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai chương trình OCOP. Đồng thời, Sở hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ hoàn thiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; quảng bá và xúc tiến thương mại,...

Nông nghiệp luôn là một trong những ngành trọng điểm của Việt Nam khi đóng vai trò quan trọng không chỉ ở việc cung cấp đầy đủ lương thực cho đất nước, mở rộng xuất khẩu đi nước ngoài, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp mà còn là lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành năm 2020. Chuyển đổi số và thương mại điện tử giúp các sản phẩm nông nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp tối ưu được nhiều chi phí.

Tại chương trình The Wise Talk với chủ đề: “Công nghệ - Chìa khóa giúp tăng giá trị nông sản trong thời đại số”, ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập nền tảng thương mại điện tử nông sản Foodmap, cho biết nhìn từ góc độ của người tiêu dùng, quyết định mua hàng thường phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng. Đầu tiên là tiện lợi - nếu việc mua hàng được xem là thuận tiện, dễ dàng, thì khả năng mua hàng sẽ cao hơn. Yếu tố thứ hai là giá cả - khi có sự khác biệt về giá giữa các nơi bán hàng, người tiêu dùng sẽ chọn mua ở nơi có giá thấp hơn. Cuối cùng là thương hiệu của sản phẩm - khi họ tin tưởng vào một thương hiệu cụ thể, họ có thể ưu tiên mua sản phẩm từ thương hiệu đó, ngay cả khi giá cao hơn so với các thương hiệu khác.

Không nằm ngoài dòng chảy phát triển ấy, sản phẩm khô cá Long An cũng đã phát triển, đưa sản phẩm đến không chỉ các gian hàng của siêu thị, trung tâm thương mại lớn, các hội chợ nông nghiệp mà còn đến với sàn thương mại điện tử Long An (longan.sanviet.vn), một sàn thương mại điện tử hợp nhất với Sàn Việt (sanviet.vn). Sàn Việt là một nền tảng thương mại điện tử do Bộ Công Thương quản lý, đã trở thành kênh phân phối chiến lược cho các sản phẩm OCOP. Người tiêu dùng giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm chỉ với vài thao tác đơn giản. Đồng thời, các tính năng như so sánh giá, chương trình khuyến mãi và đánh giá sản phẩm trên sàn đã tạo thêm sự thuận tiện, minh bạch trong giao dịch, gia tăng lòng tin của người mua.

Ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà cần có những kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững. Quá trình chuyển đổi số của các sản phẩm nông sản tại Long An nói chung và khô cá Long An nói riêng cho thấy cơ hội rất lớn của ngành nông nghiệp trong tương lai. Đưa những sản phẩm quen thuộc của địa phương đến với thị trường quốc tế chắc chắn là điều mà người dân nào cũng mong muốn và ứng dụng thương mại điện tử chính là bước đà vững chắc cho giấc mơ ấy.

Khánh Vân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Online Friday 2024 ghi nhận sự

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday; bùng nổ đơn hàng Việt... là những con số ấn tượng trong Online Friday 2024.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Online Friday 2024 là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Măng nứa sấy khô Tân Xuân lan tỏa đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Măng nứa sấy khô Tân Xuân lan tỏa đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Không chỉ nổi tiếng tại tỉnh Sơn La, măng nứa sấy khô Tân Xuân đang vươn xa ra khắp các tỉnh thành trên cả nước nhờ ứng dụng thương mại điện tử.
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã chính thức khai mạc tối ngày 29/11/2024, tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động