Chủ nhật 22/12/2024 17:52

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo

Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều giải pháp quản lý khai thác hải sản và chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo báo và không theo quy định). Trong năm 2021 và tháng 1/2022, Quảng Ngãi đã xử phạt 69 lượt vi phạm với tổng số tiền hơn 920 triệu đồng.

Nhiều kết quả tích cực

Tính đến tháng 2/2022, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 4.573 tàu cá với tổng công suất 1.797.907CV, trong đó tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên (khai thác xa bờ) có 3.261 chiếc; giải quyết việc làm cho khoảng 38.000 người.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19 một số cảng cá trong và ngoài tỉnh đóng cửa ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của ngư dân nhưng sản lượng thủy sản khai thác vẫn đạt 264.688 tấn, đạt 125,2% kế hoạch và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Hạ tầng cảng cá tại Quảng Ngãi được quan tâm, đầu tư và ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho nghề cá phát triển, chống khai thác IUU hiệu quả (Ảnh chụp tại cảng Sa Kỳ, Bình Sơn, Quảng Ngãi)

Tỉnh hiện đã đưa vào sử dụng 5 cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm cảng cá Sa Huỳnh, cảng cá Tịnh Kỳ, cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa, cảng néo trú tàu thuyền Lý Sơn và cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á. Các cảng cá, khu neo trú bão đều đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản đã góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản phát triển, chống khai thác IUU hiệu quả.

Để kiểm soát, chống khai thác IUU, năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo về chống khai thác IUU Quảng Ngãi; đồng thời thành lập 4 văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á và Sa Huỳnh.

Qua thời gian triển khai, thực hiện, đến nay, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đến tháng 2/2022, toàn tỉnh có 2.806/3.261 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), đạt tỷ lệ 95% (có 78 tàu nằm bờ và 229 tàu hoạt động ngoài tỉnh nhiều năm không về địa phương). Còn 148 tàu cá hoạt động chưa lắp đặt VMS, trong đó chủ yếu là tàu công suất nhỏ, đi gằn bờ, đi về ở các bãi ngang ven biển, chưa được quản lý chặt chẽ.

Thông qua VMS, năm 2021, chi cục Thủy sản tỉnh đã phát hiện 680 lượt tàu vượt ra khỏi ranh giới; có 1.369 lượt tàu cá mất kết nối trên biển 10 ngày. Xử lý đối với 116 trường hợp, xử phạt 22 trường hợp đối với hành vi không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển với số tiền 550 triệu đồng.

Trong năm 2021, số tàu cá đã kiểm tra/số lượt tàu cá xuất nhập cảng là 3.062 tàu/22.793 lượt tàu, kiểm tra tiến hành đã giám sát sản lượng thủy sản qua cảng 25.166 tấn, thu 5.376 sổ nhật ký khai thác thủy sản. Cấp 224 Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác/5.523 tấn hải sản; hai tháng đầu năm 2022 đã cấp 13 Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác/366,8 tấn hải sản; loài thủy sản xác nhận chủ yếu là cá chuồn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá cờ, cá dũa,…; Chi cục Thủy sản cấp 129 Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác/1.883 tấn hải sản. Hai tháng đầu năm 2022 đã cấp 13 giấy Chứng nhận thủy sản khai thác/358 tấn sản phẩm thủy sản khai thác.

Trong năm 2022, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong chống khai thác IUU, trong đó, chú trọng việc kiểm tra kiểm soát nhật ký khai thác, truy xuất nguồn gốc hải sản (Ảnh chụp tại cảng cá Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)

Còn những hạn chế cần khắc phục

Tại buổi kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU tại Quảng Ngãi của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn mới đây, cho thấy số liệu số lượng thủy sản qua cảng của một số tàu cá chưa khớp, công tác giám sát tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác IUU còn chưa chặt chẽ, nhật kí khai thác thủy sản của một số chủ tàu chưa đúng quy định.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi – ông Hồ Trọng Phương, mặc dù đã nỗ lực khắc phục các hạn chế liên quan đến chống khai thác IUU, tuy nhiên, tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như tình hình ngư dân và tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép tuy được kiểm soát, ngăn chặn nhưng chưa bền vững, vẫn còn tiếp diễn tình trạng tàu cá tỉnh Quảng Ngãi vi phạm vùng biển nước ngoài khu vực Bắc Biển Đông.

Tỷ lệ tàu cá đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên) vẫn còn thấp; Công tác phát hiện và xử lý tàu cá vi phạm còn thấp, hành vi tàu cá vượt ranh giới, mất kết nối phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá nhiều nhưng công tác xử lý còn hạn chế; Công tác giám sát sản lượng thủy sản tại cảng cá và truy xuất nguồn gốc chưa chặt chẽ. Thuyền trưởng chưa tuân thủ quy định về cập cảng cá chỉ định để lên cá và ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản.

Trong năm 2021 và tháng 1/2022, tỉnh đã xử phạt 69 trường hợp tàu cá vi phạm với tổng số tiền 924 triệu đồng.

Ghi nhận những nỗ lực của Quảng Ngãi trong việc khắc phục cơ bản các hạn chế trong chống khai thác IUU, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – ông Phùng Đức Tiến, tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý tàu cá đánh bắt xa bờ, gắn với tăng tỷ lệ lắp đặt thiết bị hành trình. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra kiểm soát nhật ký khai thác, truy xuất nguồn gốc hải sản. Xử lý nghiêm các chủ tàu và ngư dân vi phạm về chống khai thác IUU.... Từ đó, cơ cấu lại ngành khai thác thủy hải sản phù hợp, phát triển nghề cá bền vững.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ngãi

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng