Quảng Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Địa phương 21/04/2023 20:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đời sống đồng bào dân tộc chuyển biến tích cực
Ngày 21/4, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc |
Báo cáo tại buổi làm việc ông A Lăng Mai - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2022 và quý I năm 2023, tình hình đời sống, sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu tiếp tục chuyển biến tích cực; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường, nhất là việc trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ được quan tâm đầu tư thực hiện từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn lực địa phương; công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành quan tâm; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, vệ sinh môi trường, từ đầu năm đến nay trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi không xảy ra dịch bệnh; tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định.
Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam, giảm 10% hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai xây mới và sửa chữa 60 công trình dân sinh phục vụ đời sống người dân miền núi; thực hiện giao khoán hơn 4.000 ha rừng tự nhiên cho người dân quản lý, bảo vệ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, điểm xuất phát thấp, thường xuyên tác động ảnh hưởng của thiên tại; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 70 xã vùng đồng bào và miền núi tỉnh còn khá cao với 10.919 hộ nghèo/46.766 hộ dân, chiếm tỷ lệ 23,35%.
Cần đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng
Trong năm 2023, vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân bổ cho tỉnh Quảng Nam hơn 782 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3, tỉnh Quảng Nam giải ngân được 20 tỷ đồng từ nguồn vốn này của năm 2022 chuyển sang năm 2023. Trong năm 2022 và quý I/2023, việc triển khai thực hiện Chương trình này đang gặp khó khăn. Nguyên nhân là các cơ quan Trung ương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, các địa phương rất lúng túng trong triển khai các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Ngoài ra, trong năm 2022, nguồn vốn này giải ngân thấp do vốn phân bổ vào đầu quý III, thời gian để giải ngân ngắn cùng với việc các địa phương thời điểm này gặp nhiều áp lực trong giải ngân các nguồn vốn đầu tư khác trong năm.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng, tích cực của các sở, ngành và địa phương.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc |
Ông Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư và giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quảng Nam và các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chính sách. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được Đoàn công tác tổng hợp trình Chính phủ sớm có giải pháp tháo gỡ.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đưa đồng vốn đến đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bình Định: Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng

Tối nay khai mạc Festival tôm Cà Mau 2023

Thống nhất phương án làm cao tốc nối Khánh Hoà và Lâm Đồng

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Tin cùng chuyên mục

PC Hà Giang hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN năm 2023

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Nghệ An: Thu hút dự án FDI sản xuất linh kiện ô tô thông minh 115 triệu USD

Hà Nội: Thanh tra 45 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2023

Kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại Hà Nội

Quảng Bình: Tăng cường thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quảng Ninh: Khách dùng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới được thông quan Cửa khẩu Bắc Luân II

Đồng Tháp: Tập trung phát triển ngành công nghiệp để tạo động lực tăng trưởng

Hội chợ Xuân Hòa Bình năm 2024: Đa dạng sản phẩm, hàng hoá chất lượng

Lâm Đồng: Chốt thời điểm khởi công cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong quý I/2024

Lâm Đồng: Bế mạc kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Nhiều gói thầu thuộc dự án Phát triển TP. Cần Thơ chậm tiến độ do vướng mặt bằng

Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu Italia và tỉnh Thanh Hóa

Tán thành đồ án xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

TP. Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu địa phương từ tháng 7/2024

Đồng Nai: Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 23 lãnh đạo

TP. Hồ Chí Minh: Kêu gọi đầu tư 41 dự án theo phương thức đối tác công tư

Nhiều lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà có số phiếu tín nhiệm ở mức cao

Thanh Hóa: 11 tháng, hơn 3.300 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước
