Thứ sáu 25/04/2025 13:34

Năm 2023, Quảng Nam đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm trên 3%

Năm 2023, UBND tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm trên 3%, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 460 hộ; Giải quyết đất ở cho 152 hộ

Dành hơn 782 tỷ đồng cho Chương trình phát triển KTXH vùng ĐBDTTS và miền núi

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2023.

Theo đó, mục tiêu chung là tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo thứ tự ưu tiên. Đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; trong đó ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong lộ trình giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Cụ thể, năm 2023, Quảng Nam đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%; Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 460 hộ; Giải quyết đất ở cho 152 hộ; Hỗ trợ hộ chưa có nhà, xóa nhà tạm cho 186 hộ; Sắp xếp, ổn định dân cư cho 650 hộ.

Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Các nội dung của chương trình như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Kinh phí thực hiện chương trình là hơn 782,3 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí Trung ương là hơn 669,4 tỷ đồng; kinh phí tỉnh đối ứng là hơn 112,8 tỷ đồng.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững

Để chương trình thực hiện có hiệu quả, Quảng Nam sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình để làm căn cứ cho các địa phương triển khai thực hiện theo thẩm quyền. Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, lồng ghép hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu; đẩy mạnh huy động các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình, nhất là huy động các nguồn lực từ vận động các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đăng ký hỗ trợ các địa phương và sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, người dân trên tinh thần tự nguyện.

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình giai đoạn 2021-2025 và năm 2023 để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025 và năm 2023 làm cơ sở tổ chức thực hiện; chỉ đạo UBND, Ban Chỉ đạo các địa phương chủ động tham mưu HĐND cùng cấp ban hành các nội dung hỗ trợ đặc thù thực hiện các nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, thực chất và bền vững. Bố trí đầy đủ vốn đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện các Chương trình theo tiến độ.

Người lao động ở các huyện miền núi được tư vấn tìm kiếm việc làm để thoát nghèo bền vững.

Ảnh: D.L

Bên cạnh đó, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ đạo phát triển các chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang hình thành đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, đẩy mạnh phát triển đường cây xanh bóng mát. Phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh về lâu dài.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về các nội dung, chính sách mới trong việc thực hiện Chương trình.

Chỉ đạo giải ngân vốn được giao cho Chương trình năm 2023 bao gồm vốn năm 2022 chuyển sang theo đúng thời gian quy định, trong đó quan tâm cao cho giải ngân nguồn kinh phí sự nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành, xử lý nợ đọng trong việc thực hiện Chương trình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện ở các cấp, các ngành. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, người có uy tín; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội và lấy ý kiến về mức độ hài lòng của người dân.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp