Thứ bảy 09/11/2024 04:34

Quảng Bình: Vùng lũ cần hỗ trợ hạt giống

Sở NN&PTNT Quảng Bình cho biết, đợt mưa lũ giữa tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua làm 5.600 héc-ta hoa màu và cây hàng năm bị thiệt hại, hàng trăm tấn hạt giống chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân tới bị ngập ướt.
Bà con tập trung trồng rau vụ đông

Để sớm ổn định đời sống cho bà con nông dân, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương khôi phục sản xuất, nhất là các cây trồng ngắn ngày như rau các loại, ngô. Theo đó nhu cầu hạt giống ước tính khoảng 5 - 6 tấn hạt giống rau các loại, 20 tấn hạt giống ngô nếp. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, trước mắt tỉnh sớm hỗ trợ kinh phí cho các địa phương. Tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp hạt giống cho vụ đông muộn và đông xuân sớm, gồm 40 tấn giống ngô, 5 tấn hạt giống rau các loại. Riêng với vụ đông xuân, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 650 tấn giống cây trồng các loại.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng lũ lụt nên hiệu quả trồng sắn không cao, bà con đã chuyển sang trồng cây ngô đông muộn làm cây thức ăn gia súc. Hiện bà con đã chuẩn bị nhân lực, máy móc để triển khai khâu làm đất nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là hạt giống. Theo tính toán của ngành nông nghiệp địa phương, bà con cần khoảng 4 tấn giống ngô ngắn ngày. Vùng các xã ven đường QL 1A như Võ Ninh, Gia Ninh (huyện Quảng Ninh); Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy (huyện Lệ Thủy)… đang tập trung trồng rau màu như: các loại cải, rau thơm, xà lách... Nhưng sau lũ, các loại hạt giống cũng mất, nên bây giờ bà con đang cần gấp giống để tranh thủ đất rải là xuống giống ngay.

Hiện Quảng Bình cũng ráo riết chỉ đạo các địa phương chuẩn bị tốt cho sản xuất vụ đông xuân. Đặc biệt, hướng dẫn bà con gieo cấy đúng lịch thời vụ với cơ cấu giống theo xu hướng giảm dần giống dài ngày, bị thoái hoá và tăng dần diện tích gieo cấy giống trung ngày, ngắn ngày, có năng suất chất lượng cao.

Giáng My

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng