Thứ ba 26/11/2024 05:04

Quảng bá nước mắm Phú Quốc tại thị trường Thái Lan

Mang nước mắm Phú Quốc đến thị trường Thái Lan, các doanh nghiệp mong muốn quảng bá nét văn hóa của Việt Nam đến với người tiêu dùng Thái.

Quầy hàng nước mắm Phú Quốc với sự hiện diện của 14 doanh nghiệp của địa phương này lần đầu tiên có mặt tại Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 vào hồi giữa tháng 11/2022 đã ghi được nhiều dấu ấn và kết quả ngạc nhiên khi chỉ 2 ngày đầu tiên tham gia, toàn bộ sản phẩm nước mắm Khải Nguyên (Phú Quốc) đã được bán hết.

Quảng bá nước mắm Phú Quốc tại thị trường Thái Lan

‘Rất bất ngờ bởi sản phẩm nước mắm của chúng tôi khi mang sang thị trường Thái Lan lại được người tiêu dùng Thái Lan đón nhận và yêu thích như vậy. Thái Lan cũng có nước mắm truyền thống của họ, đây cũng là cơ hội cho nước mắm Phú Quốc truyền thống được xuất khẩu xa hơn’, bà Danh Thị Bích Vân – Công ty nước mắm Khải Nguyên (Phú Quốc) - chia sẻ.

Đối với nhiều người tiêu dùng Thái Lan, Việt Nam có rất nhiều các sản phẩm ngon, ấn tượng nhưng với họ không dễ mua được ở xứ sở chùa Vàng. ‘Việt Nam có rất nhiều sản phẩm rất ngon như nước mắm, cà phê chẳng hạn nhưng rất khó tìm mua ở Thái Lan mà chỉ khi sang du lịch tham quan tại Việt Nam hay những dịp Tuần hàng như thế này chúng tôi mới có thể mua được’, chị Mimi – người tiêu dùng Thái Lan – đánh giá.

Chia sẻ câu chuyện về nước mắm Phú Quốc với phóng viên Báo Công Thương, bà Hồ Kim Liên – Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thương mại Khải Hoàn (thương hiệu nước mắm Khải Hoàn) – cho biết, với cách làm truyền thống và đã được Liên minh châu Âu (EU) bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, nước mắm Phú Quốc được làm duy nhất từ hai nguyên liệu đó là cá cơm và muối.

Được thiên nhiên ưu đãi, cá cơm tại Phú Quốc có quanh năm và được các nhà thùng khai thác, đánh bắt bằng lưới vây. Cá sau khi được đánh bắt sẽ được ướp muối ngay tại tàu. Muối sử dụng để ướp cá là muối thiên nhiên từ vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu. Sau khi cá và muối được ướp xong sẽ đem về thùng ủ chượp trong thời gian 12 tháng trở lên sau đó cho ra thành phẩm nước mắm. Nước mắm để trong các thùng ủ chượp có thể bào tồn hàng trăm năm. Trước đây, các thùng ủ chượp nước mắm có sức chứa 3 - 4 tấn cá thì hiện tăng 3 - 4 lần, tức từ 12 - 15 tấn.

Gỗ để làm các thùng ủ chượp được làm từ gỗ bời lời trên đất Phú Quốc cách đây từ vài chục năm. Đến nay, rừng Phú Quốc đã đóng cửa hơn 30 năm, nhưng với các chủ nhà thùng, họ vẫn bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống của ông cha. Tất cả đều là từ thiên nhiên, với Phú Quốc chúng tôi không gọi là nhà lều mà gọi là nhà thùng.

‘Đối với Thái Lan, theo tôi tìm hiểu, trước đây họ cũng có nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc. Nhưng nay không còn nhiều mà đã thương mại hóa’, bà Hồ Kim Liên chia sẻ và cho biết, chúng tôi đến với Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 nhằm quảng bá văn hóa vùng miền của Việt Nam đến với người tiêu dùng Thái Lan. Để người dân Thái cảm nhận các sản phẩm nước mắm tinh túy, truyền thống từ Việt Nam. Và nước mắm không chỉ là nước chấm mà còn là giá trị văn hóa và tinh thần của người Việt Nam.

Hiện, giá cả sản phẩm nước mắm Phú Quốc đắt hơn Thái Lan. Rõ ràng, việc cạnh tranh bằng giá sẽ rất khó khăn. Nước mắm Phú Quốc làm một cách bài bản, chuyên nghiệp đến nay sản lượng rất ít, trên dưới khoảng 20 triệu lít/năm, chiếm khoảng 5-7% tổng sản lượng của nước mắm Việt Nam.

Bà Hồ Kim Liên cho rằng, đối với Thái Lan, chúng tôi không dùng từ cạnh tranh mà chúng tôi mang giá trị văn hóa và chất lượng sản phẩm, dinh dưỡng rất cao - sản phẩm nước mắm Phú Quốc – đến người tiêu dùng Thái Lan – bởi đến thời điểm này Thái Lan không có sản phẩm này.

‘Nước mắm Phú Quốc đến với Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 không phải để bán hàng mà muốn mang câu chuyện văn hóa của người Việt Nam ra nước ngoài, đó là câu chuyện về sản phẩm, câu chuyện về văn hóa bản địa mà đến ngày hôm nay người dân Phú Quốc vẫn còn lưu giữ được. Sự tinh túy của nước mắm Phú Quốc được thể hiện chính trong quy trình sản xuất theo phương pháp sản xuất truyền thống’, bà Hồ Kim Liên chia sẻ và dẫn chứng ngay tại Tuần hàng, các doanh nghiệp chuyên ngành nước mắm tại Thái đã đến tham quan khảo sát rất nhiều. Họ nếm thử vị và rất thích sản phẩm nước mắm Phúc Quốc.

Hay tại Hội thảo kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Thái Lan (Business Matching) (B2B) với sự tham dự của 45 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và 26 đơn vị thu mua hệ thống bán lẻ của Tập đoàn Central Group Thái Lan và các nhà nhập khẩu Thái Lan có sự tham dự của các doanh nghiệp nước mắm Phú Quốc, các nhà mua hàng của Thái Lan rất thích và rất ngạc nhiên bởi đến thời điểm này, Việt Nam vẫn giữ được sản phẩm tinh túy, truyền thống.

Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp nước mắm Phú Quốc đang cân nhắc đó là về giá bán. Bởi ở trong nước, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, nhưng khi ra nước ngoài, đối với Hội nước mắm Phú Quốc, các doanh nghiệp suy nghĩ rằng nên xuất khẩu một giá đồng nhất. Do đó, các doanh nghiệp trong Hội nước mắm Phú Quốc đang tính toán lại và sẽ phản hồi cho các nhà mua hàng Thái Lan về mức giá.

Dù được đánh giá cao và được sự đón nhận của chính các nhà mua hàng cũng như người tiêu dùng Thái, tuy nhiên, các doanh nghiệp trong Hội nước mắm Phú Quốc cho hay: ‘Chúng tôi không thể chủ quan. Nhưng chúng tôi tự tin rằng nếu được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành Việt Nam trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, sản phẩm nước mắm Phú Quốc sẽ phát triển mạnh hơn. Đây cũng là niềm hãnh diện sản phẩm của Viêt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng trong việc mang sản phẩm, văn hóa mình để quảng bá ra thị trường thế giới, trong đó có Thái Lan’.

Ông Paule Le - Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam – đánh giá:

Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 lần đầu tiên có sự tham gia của Hội nước mắm Phú Quốc với 14 nhà cung cấp. Họ đến đây và cho thế giới biết đến sản phẩm thuần tự nhiên, chỉ sản xuất bằng cá cơm và muối với tuổi đời hàng trăm năm.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch