Thứ sáu 08/11/2024 22:26

Quả vải tươi Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Thái Lan

Lần đầu tiên, vải thiều Bắc Giang được một doanh nghiệp Việt Nam chính thức xuất khẩu và đưa vào một hệ thống siêu thị lớn của thị trường Thái Lan.

Ngày 7/7, lô vải thiều Bắc Giang tươi đầu tiên do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu VIFOCO xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Thái Lan đã được tập đoàn The Mall giới thiệu với người tiêu dùng Thái Lan tại 7 trung tâm thương mại của tập đoàn này.

Được biết, mặc dù đã xuất hiện trên thị trường Thái Lan từ một vài năm trước, nhưng đây là lần đầu tiên, vải thiều Bắc Giang được một doanh nghiệp Việt Nam chính thức xuất khẩu và đưa vào một hệ thống siêu thị lớn của Thái Lan.

Theo đó, lô vải thiều Bắc Giang xuất khẩu lần này sẽ được đưa ra bán tại các siêu thị Gourmet Market nằm trong 7 trung tâm thương mại lớn của Tập đoàn The Mall - đây là các siêu thị chuyên bán các loại thực phẩm, đồ ăn và đồ gia dụng hàng đầu ở Thái Lan.

Vải thiều tươi Bắc Giang tại Trung tâm thương mại tại Thái Lan

Ông Nguyễn Xuân Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc VIFOCO thông tin, tháng 5/2023, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, công ty đã tiếp cận được với một số nhà bán lẻ của Thái Lan để bàn bạc về việc xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường này. Sau nhiều nỗ lực, công ty của ông và đối tác đã hoàn tất các thủ tục cần thiết để đưa lô hàng đầu tiên ra mắt người tiêu dùng Thái Lan.

“Chúng tôi rất vui mừng là một trong những doanh nghiệp tiên phong đưa quả vải thiều tươi tiếp cận với người tiêu dùng của Thái Lan. Và đặc biệt, vải thiều của Bắc Giang đã có mặt kệ hàng của chuỗi trung tâm thương mại The Mall, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất của Thái Lan hiện nay” - ông Việt bày tỏ.

Sau khi nếm thử vải của Việt Nam đã tỏ ra rất thích thú, ông Thitikorn, một khách hàng người Bangkok cho biết, quả vải Việt Nam có màu sắc khác biệt một chút so với vải Thái Lan, Trung Quốc nhưng cùi dày, nhiều nước và ngọt hơn. Giá cả cũng phù hợp. “Nên tôi nghĩ là vải Việt Nam sẽ được người Thái ưa chuộng” - vị khách bày tỏ.

Đánh giá cao chất lượng của quả vải Việt Nam, ông Somkiat Wongsakulchai- Giám đốc Điều hành của công ty Ekthai, là đơn vị phân phối tại Thái Lan - cho biết, “Vải Việt Nam có vị ngon hơn vải của Thái Lan và Trung Quốc. Quả vải có mầu đẹp, hạt nhỏ, cùi mọng nước và rất thơm, ngọt. Đây là lần đầu tiên chúng tôi bán quả vải Việt Nam tại 7 cửa hàng tại Bangkok của Mall Group và sẽ mở rộng ra tất cả các chi nhánh trong năm tới. Tôi nghĩ rằng, người tiêu dùng Thái sẽ rất quan tâm nhiều tới mặt hàng vải của Việt Nam”.

Trước những phản hồi tích cực từ phía các bạn hàng cũng như người tiêu dùng Thái Lan, ông Việt bày tỏ hy vọng trong năm tới công ty của ông sẽ xuất khẩu được từ 1.000 đến 2.000 tấn vải tươi sang thị trường Thái Lan.

Ông Nguyễn Thành Huy, phụ trách cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan khẳng định, Thái Lan là một thị trường tiềm năng đối với vải thiều Việt Nam.

“Sự đóng góp của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cũng như giúp cho trái vải Việt Nam đến được với thị trường Thái Lan. Mặc dù Thái Lan được coi là thủ phủ trái cây của khu vực nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để khám phá” - Ông Nguyễn Thành Huy cho hay.

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, năm 2023, toàn tỉnh Bắc Giang có 29,7 nghìn ha trồng vải thiều. Sản lượng ước đạt hơn 180.000 tấn, tăng khoảng 20.000 tấn so với năm ngoái. Trong đó, diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP là 15.600ha với sản lượng ước đạt 115.000 tấn; đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là 215ha với sản lượng khoảng 2.500 tấn.

Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều, tránh trình trạng “được mùa, mất giá”, tỉnh Bắc Giang đã cùng các cục, vụ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Công Thương nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng kế hoạch xuất khẩu.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Thái Lan

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”