Thứ ba 05/11/2024 17:26

Pờ Yầu đổi thay nhờ có đường, có điện

Nằm chon von trên đỉnh núi, làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) tựa như “ốc đảo”, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề. Để hỗ trợ Pờ Yầu giảm bớt khó khăn, chính quyền địa phương đã, đang triển khai các chương trình đầu tư hạ tầng, nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt, khi có ánh điện Pờ Yầu đã có nhiều đổi thay…

Với quyết tâm “không để Pờ Yầu bị bỏ lại phía sau”, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã triển khai xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Đời sống người dân Pờ Yầu đã đổi thay rõ rệt từ khi có điện để sử dụng… Theo đó, cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) đã tiên phong vượt qua nhiều khó khăn “cõng điện” lên Pờ Yầu, đưa ánh sáng về cho đồng bào.

100% dân làng Pờ Yầu được sử dụng điện lưới quốc gia

Năm 2005, Công ty Điện lực Gia Lai đầu tư đường điện kéo vào làng Pờ Yầu với tổng số vốn thời điểm lúc bấy giờ lên đến hơn 4 tỷ đồng. Nguồn điện cấp cho làng từ tuyến 475F21 đi qua xã Hà Ra (huyện Mang Yang), đường dây băng qua rất nhiều đồi núi với chiều dài đường dây khoảng trên 50km…

Ông Gep - làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang cho biết: Trước đây, chưa có điện người dân không có cái gì để xem, không cập nhật được tin tức thời sự. Có điện rồi, nhiều nhà đã mua sắm tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện; máy xay xát phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Các em nhỏ có ánh đèn thắp sáng để học vào buổi tối.

Ông Đinh KăI - Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, chia sẻ: Làng này 100% các hộ được sử dụng điện. Ngoài ra sử dụng điện sinh hoạt, tưới tiêu, xem tivi, nhận biết được các chương trình mục tiêu quốc gia, được nắm bắt các chương trình, thông tư, tình hình từ Đảng, Nhà nước, địa phương. Có điện bà con rất phấn khởi.

Cùng với ánh điện, con đường dẫn lên Pờ Yầu cũng được chính thức khởi công từ tháng 10/2019 và vừa hoàn thành vào tháng 7/2020 với tổng chiều dài 7,4km. Kinh phí làm đường là 15 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh. Con đường độc đạo nối lên Pờ Yầu đã được khơi thông. Tuyến đường hoàn thành đem lại niềm vui cho cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là bà con nhân dân làng Pờ Yầu.

Làng Pờ Yầu hiện có 128 hộ với 542 khẩu, trong đó có 46 hộ nghèo và 64 hộ cận nghèo. Dân làng định cư trên diện tích hơn 5 héc-ta, khu sản xuất rộng gần 240 héc-ta. Giờ đây, bà con trong làng đã thuận tiện hơn trong việc giao thương, buôn bán, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bà con ai ai cũng phấn khởi, vui mừng.

Nắm rõ tình hình, nhằm hỗ trợ cho làng Pờ Yầu vươn lên phát triển, huyện Mang Yang đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiều chương trình thiết thực để phát triển làng Pờ Yầu. Ông Trần Nam Danh - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Mang Yang cho biết: Trong năm tới, huyện sẽ tập trung đầu tư cho các vùng dân tộc thiểu số. Tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng chủ yếu như đèn đường, trường, trạm cho người dân được thụ hưởng. Huyện sẽ đầu tư cho làng Pờ Yầu phát triển kinh tế khoảng 2 tỷ đồng nhằm xóa làng nghèo Pờ Yầu.

Cùng với sự nỗ lực hỗ trợ của các cấp, các ngành, tin rằng trong tương lai gần, Pờ Yầu không còn là làng đặc biệt khó khăn, bà con sẽ đồng lòng từng bước vượt khó, ổn định cuộc sống.

Hầu Tỷ

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng