Thứ hai 23/12/2024 07:00

PMI dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3, các nhà sản xuất vẫn lạc quan về sản lượng

Chỉ số PMI của Việt Nam tháng 3/2024 dưới ngưỡng dưới 50 điểm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tin tưởng rằng ngành sản xuất sẽ tăng trở lại trong những tháng tới.

Sáng 1/4/2024, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: nhu cầu giảm khiến sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm; tốc độ tăng chi phí chậm lại, trong khi các công ty đã giảm giá đầu ra; mức độ lạc quan là mạnh nhất kể từ tháng 9/2022.

Chỉ số PMI của Việt Nam tháng 3/2024 dưới ngưỡng dưới 50 điểm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tin tưởng rằng ngành sản xuất sẽ tăng trở lại trong những tháng tới.

Nhiều công ty dự kiến tung sản phẩm mới để thúc đẩy sản lượng

Theo báo cáo của S&P Global, sau khi cải thiện nhẹ trong 2 tháng đầu năm, các điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất Việt Nam hầu như không thay đổi trong tháng 3. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm, trong khi tình trạng nhu cầu giảm đã khiến chi phí đầu vào tăng chậm hơn và giá bán hàng giảm.

Tuy nhiên, một điểm tích cực hơn là niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới đạt mức cao của 18 tháng, và các nhà sản xuất tuyển thêm nhân viên với tốc độ nhanh hơn.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm về dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3, với kết quả 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2. Với kết quả này, chỉ số đã báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ cải thiện điều kiện kinh doanh kéo dài hai tháng vào đầu năm 2024, nhưng nó cũng cho thấy các điều kiện hoạt động về tổng thể gần như là không thay đổi.

Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu trong tháng 3, từ đó số lượng đơn đặt hàng mới giảm mặc dù giá hàng hóa đã được chiết khấu để giúp tăng doanh số. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm, và mức độ giảm là lớn nhất kể từ tháng 7/2023 trong bối cảnh có áp lực cạnh tranh và những vấn đề về địa chính trị.

“Khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty đã giảm sản lượng vào cuối quý I của năm sau khi tăng trong tháng 1 và tháng 2. Tuy nhiên, mức giảm của sản lượng là nhỏ, và chỉ giới hạn trong các công ty sản xuất hàng hóa trung gian, trong khi các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản vẫn ghi nhận tăng trưởng”, báo cáo phân tích.

Mặc dù có sự yếu kém trong tháng 3, các nhà sản xuất đã ngày càng tin tưởng rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian một năm tới. Mức độ lạc quan là mạnh nhất trong thời gian một năm rưỡi. Các công ty dự kiến tung ra các sản phẩm mới để thúc đẩy sản lượng, đồng thời cũng hy vọng rằng nhu cầu thị trường cải thiện sẽ giúp làm tăng số lượng đơn đặt hàng mới.

Tồn kho hàng hoá đầu vào giảm mạnh

Báo cáo ghi nhận, các nhà sản xuất cũng nỗ lực tăng tuyển dụng trong tháng 3, từ đó tăng số lượng việc làm tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 10/2022.

Số lượng nhân viên tăng, cùng với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, đã giúp các công ty giải quyết được lượng công việc chưa thực hiện tháng thứ hai liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm lượng công việc tồn đọng là nhanh nhất trong năm tháng.

Yêu cầu sản lượng giảm khiến các công ty giảm hoạt động mua hàng trong tháng 3, và đây là lần giảm hoạt động mua hàng thứ năm liên tiếp. Từ đó, tồn kho hàng hóa đầu vào đã giảm mạnh.

Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm, và mức giảm là lớn nhất trong thời gian 33 tháng. Sản lượng giảm và sản phẩm được chuyển cho khách hàng là những nguyên nhân dẫn đến giảm hàng tồn kho sau sản xuất. Trong một số trường hợp, hàng hóa dành cho xuất khẩu đã được chuyển đi.

Bình luận về kết quả khảo sát, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market cho biết tăng trưởng của ngành sản xuất Việt Nam đã chậm lại trong tháng 3 khi nhu cầu giảm đã kìm hãm đà tăng của số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng. Tình trạng nhu cầu yếu cũng được phản ánh trong các chỉ số giá cả của khảo sát PMI khi tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại và giá bán hàng đã giảm.

Một điểm tích cực hơn là các công ty đang ngày càng lạc quan rằng ngành sản xuất sẽ tăng trưởng trở lại trong những tháng tới, và niềm tin kinh doanh này đã giúp việc làm tăng vào cuối quý đầu của năm.

Liên quan đến vấn đề tồn kho, theo Bộ Công Thương, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2024 là 68,7% (bình quân quý I/2023 là 81,1%)... cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong phục hồi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN