Phía sau “thủ phủ” khoáng sản lớn nhất Bắc Trung bộ- Bài 1: "Thủ phủ khoáng sản" Quỳ Hợp đừng để thêm hệ luỵ

Việc cấp phép tràn lan, cộng với sự buông lỏng quản lý đã khiến cho môi trường ở “thủ phủ” khoáng sản huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An bị tàn phá đến mức báo động.

Khổ vì giàu khoáng sản

Xã Châu Hồng được xem là thủ phủ khoáng sản với 11 doanh nghiệp đang khai thác, bao gồm 5 doanh nghiệp khai thác quặng, 7 doanh nghiệp khai thác đá. Trong quá trình khai thác, nhiều doanh nghiệp lắp đặt hệ thống bơm hút nước trong hang cát tơ dưới lòng đất sâu hàng trăm mét để công nhân tiếp xúc với vỉa quặng khai thác. Vị trí mỏ gần nhất cách khu dân cư khoảng 500m. Tuy nhiên, chỉ có Công ty Cổ phần Tân Hoàng Khang khai thác khoáng sản hầm lò, bơm hút nước ngầm dưới lòng đất, sâu hàng trăm mét để công nhân tiếp xúc với vỉa quặng khai thác.

Phía sau “thủ phủ” khoáng sản lớn nhất Bắc Trung bộ- Bài 1:
Địa bàn xã Châu Hồng là một thung lũng, được bao quanh bởi những dãy núi, dưới núi là hệ thống hang cát tơ và suối ngầm

Tại những vùng khai thác, người dân khi được hỏi đều bày tỏ bức xúc do nhiều năm chịu đựng ô nhiễm do bụi, đất đá rơi vãi gây nguy hiểm cho người qua lại, đường sá xuống cấp. Từ nhiều năm nay, những nơi có mỏ khai thác đá, đất thuộc huyện Quỳ Hợp đều trở thành “điểm nóng” về môi trường.

Phải đến tận nơi, chứng kiến cảnh người dân sống lo âu thấp thỏm, bên cạnh những “hố tử thần”… mới thấy hết được nỗi thống khổ của người dân ở đó.

Ông Điền Viết Tứ, một người dân ở bản Na Hiêng, xã Châu Hồng cho hay, "Vợ chồng con cái đang ngủ, nghe tiếng rào rào và tiếng nổ, nên nghi bị sụt lún. Tôi liền chạy ra kiểm tra thì phát hiện phía dưới móng nhà xuất hiện một hố lớn, sụt lún không ngừng. Tôi cùng vợ gọi anh em họ hàng tới giúp vận chuyển đồ đạc, vật dụng ra ngoài. Vì hiện tượng sụt lún này thời gian gần đây xẩy ra nhiều ngoài đồng ruộng nhưng không nghĩ nó xảy ra ở đây sớm như vậy", ông Tứ kể.

Từ cuối năm 2020 - 2021, trên địa bàn xã Châu Hồng xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ đất, nhà cửa của người dân. Đầu năm 2022 đến nay, hiện tượng này lan rộng đến nhà ở của các hộ dân, cơ quan, trường học của xã Châu Hồng và tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn. Đến nay, đã có 232 hộ dân ở xã Châu Hồng xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ đất, nhà ở. Bên cạnh đó, 299 giếng nước của người dân, trạm y tế, trường học bị khô cạn.

Đối với đất nông nghiệp, các điểm sụt lún có diện tích khoảng 25-30m2, chiều sâu 1,5-2,5m. Tại nhà dân, các vết nứt đất kéo dài, xuyên qua sân, vườn, nhà ở của nhiều hộ. Các vết nứt còn xuất hiện tại Trường trung học cơ sở Hồng Tiến, điểm Bưu điện văn hoá xã và trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Châu Hồng.

Không chỉ ở Châu Hồng mà dọc tuyến đường 532 từ thị trấn Quỳ Hợp, qua các xã Châu Lộc, Châu Tiến rất nhiều mỏ đá đang được khai thác, nhà máy chế biến cũng vận hành hết công suất. "Người dân xung quanh mỏ đá chưa thấy được hưởng gì ngoài bụi đá và tiếng ồn", ông Nguyễn Văn H. ở xóm Lộc Tiến, xã Châu Tiến nói.

Phía sau “thủ phủ” khoáng sản lớn nhất Bắc Trung bộ- Bài 1:
Sáng 27/5 vừa qua, hố tử thần xuất hiện tại gia đình vợ chồng ông Điền Viết Tứ, trú tại bản Na Hiêng, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp

Hay nhiều năm nay, dòng sông Nậm Tôn với chiều dài hàng chục km chảy qua xã Liên Hợp, Châu Quang, thị trấn Quỳ Hợp bị đổi màu đục ngầu, đỏ quạch. Sông Nậm Tôn từng là nguồn sống cho hàng nghìn người dân quanh vùng. Thế nhưng giờ đây đang bị “bức tử” khiến người dân không dám lội xuống sông.

Người dân ở xã Châu Quang cho hay, sông Nậm Tôn bắt nguồn từ các xã Châu Tiến, Châu Hồng chảy về nhưng đã bị ô nhiễm từ những năm 80 của thế kỷ trước do hoạt động khai thác khoáng sản ở thượng nguồn. Nguồn nước bị ô nhiễm nên người dân không thể dùng sản xuất hay sinh hoạt. Vào mùa mưa, nước đỡ đục hơn chút ít. Để có nguồn nước sinh hoạt, hầu như gia đình nào cũng phải đào giếng, rất tốn kém. Nguồn nước từ sông Nậm Tôn bị ô nhiễm hàng chục năm nay, người dân không còn dùng vào sản xuất hay sinh hoạt.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An, từ năm 2017-2021, mẫu nước lấy từ điểm quan trắc trên sông Nậm Tôn có độ đục khá cao, chỉ số TSS nhiều lần vượt Quy chuẩn Việt Nam. Cụ thể năm 2017 chỉ số TSS vượt quy chuẩn từ 2,4-3,3 lần, năm 2018 vượt từ 1,63-4,73 lần, năm 2019 vượt từ 1,43-10,86 lần. Đặc biệt năm 2020, chỉ số TSS xuất hiện trong đợt 3 đạt 808mg/l, trong khi theo Quy chuẩn Việt Nam là 30mg/l (vượt 26,93 lần). Năm 2022, do chưa hoàn thành các thủ tục nên đơn vị chưa thực hiện việc lấy mẫu quan trắc.

Những con số biết nói cho thấy thực trạng đáng báo động về ô nhiễm môi trường trên sông Nậm Tôn. Thế nhưng người dân địa phương vẫn đang thiếu thông tin ô nhiễm của dòng sông từ các cơ quan chức năng.

Hàng loạt hệ luỵ…

Huyện Quỳ Hợp, là huyện trọng điểm về khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiều năm qua, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và khắc phục hậu quả do khai thác, chế biến khoáng sản và ô nhiễm môi trường gây ra còn nhiều bất cập, gây khó khăn, thiếu thốn đối với huyện, xã và đặc biệt là người dân.

Phía sau “thủ phủ” khoáng sản lớn nhất Bắc Trung bộ- Bài 1:

Người dân bật khóc sau khi chứng kiến nhà cửa của con gái bị sụt lún, nứt nẻ vào sáng 27/5 vừa qua ở Châu Hồng

Số liệu từ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 2/2022, huyện Quỳ Hợp có 44 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, chủ yếu khai thác đá hoa trắng, đá trắng và thiếc trong đó có 25 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 19 giấy phép do UBND tỉnh Nghệ An cấp (ngoài ra còn hàng trăm mỏ đá xây dựng được cấp phép). Hầu hết các mỏ khoáng sản đều được cấp phép khai thác trong vòng 15-30 năm, như vậy người dân nơi đó cũng phải sống chung với ô nhiễm với khoảng thời gian tương ứng.

Không thể phủ nhận rằng, khai thác khoáng sản đã đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách. Các khoản thu ngân sách bao gồm thuế các loại của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phân cấp cho huyện thu; các doanh nghiệp phân cấp cho tỉnh thu; các doanh nghiệp ngoài địa bàn đăng ký nộp ngân sách cho các địa phương khác; thu thuế xuất nhập khẩu từ các cửa khẩu.

Tuy nhiên, kéo theo đó là hàng loạt hệ luỵ từ hoạt động khoáng sản đã gây hậu quả nặng nề như nguồn nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất dần bị cạn kiệt, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân địa phương. Mà tình trạng sụt lún ở xã Châu Hồng gần đây là minh chứng điển hình.

Quỹ đất dành cấp cho hoạt động khoáng sản dẫn đến thiếu đất sản xuất, ảnh hưởng đến lao động, việc làm và thu nhập của nhân dân. Thêm vào đó hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh chóng, ô nhiễm bụi, tiếng ồn… Bên cạnh đó còn tiềm ẩn và phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như buôn bán, vận chuyển ma túy, nghiện ma túy, tai nạn lao động,…

Đó là chưa kể có nhiều doanh nghiệp sau khi khai thác hết hạn giấy phép hoặc không còn khoáng sản đã bỏ đi nơi khác mà không hoàn thổ đúng như cam kết. Dù các doanh nghiệp có ký quỹ bảo vệ môi trường nhưng cũng chưa hoàn thiện hết nghĩa vụ của mình, hoặc tiền ký quỹ thấp hơn cả tiền thực hiện hoàn thổ nên doanh nghiệp thà bỏ tiền ký quỹ hơn là thực hiện nghĩa vụ hoàn thổ phục hồi môi trường, điều này để lại hậu quả lớn cho địa phương.

Chưa bao giờ câu chuyện về quản lý, khai thác, thu ngân sách liên quan đến khai thác khoáng sản ở Nghệ An lại "nóng" như hiện nay. Sau hàng loạt vấn đề xẩy ra sụt lún ở xã Châu Hồng vừa qua, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng buông lỏng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp. Về vấn đề này, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp cũng bày tỏ, nhiều vấn đề lực bất tòng tâm. Huyện rất cần ở đây là hình thành khu công nghiệp và thành lập bộ máy quản lý khoáng sản để tăng hiệu quả quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

“Tài nguyên khoáng sản là của quốc gia chứ không phải của riêng Quỳ Hợp, vì nằm trên địa bàn Qùy Hợp nên Qùy Hợp quản lý. Tuy nhiên không có bộ máy quản lý riêng về khoáng sản, nguồn lực hạn chế và quản lý tài nguyên nhưng huyện không được gì bởi các loại thuế, phí về tài nguyên môi trường nộp vào ngân sách. Phòng tài nguyên chỉ có 5 người, phải đảm nhiệm một khối lượng công rất việc lớn", Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Quỳ Hợp - ông Nguyễn Đình Tùng cho biết.

Phía sau “thủ phủ” khoáng sản lớn nhất Bắc Trung bộ- Bài 2: Nhiều chính sách bất cập từ khai thác khoáng sản

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Hộp thư bạn đọc ngày 11/10: Phản ánh về bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc ngày 11/10: Phản ánh về bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở

Quảng Bình: Tuyến đường 1,8km xuống cấp, 4 doanh nghiệp hứa nhưng mãi không sửa

Quảng Bình: Tuyến đường 1,8km xuống cấp, 4 doanh nghiệp hứa nhưng mãi không sửa

Bắc Ninh: Chủ tịch Mặt trận phường bị

Bắc Ninh: Chủ tịch Mặt trận phường bị 'tố' ký loạt hợp đồng giao đất công trái thẩm quyền

Hộp thư bạn đọc ngày 12/9: Phản ánh liên quan Điện lực Hai Bà Trưng; Công viên Tuổi Trẻ

Hộp thư bạn đọc ngày 12/9: Phản ánh liên quan Điện lực Hai Bà Trưng; Công viên Tuổi Trẻ

Nghi vấn tổ chức tour du lịch

Nghi vấn tổ chức tour du lịch ''0 đồng'' rồi bán hàng giá cao: Chính quyền nói gì?

Quảng Bình: Nghi vấn tổ chức tour du lịch

Quảng Bình: Nghi vấn tổ chức tour du lịch ''0 đồng'' rồi bán hàng giá cao cho người cao tuổi

Hộp thư bạn đọc ngày 20/8: Nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng của Viện Nghiên cứu da giầy

Hộp thư bạn đọc ngày 20/8: Nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng của Viện Nghiên cứu da giầy

Trang facebook “Nghiện Nha Trang” bị phản ánh đăng quảng cáo hàng hoá không rõ nguồn gốc thu tiền quảng cáo

Trang facebook “Nghiện Nha Trang” bị phản ánh đăng quảng cáo hàng hoá không rõ nguồn gốc thu tiền quảng cáo

Chủ đầu tư chung cư Phú Thạnh Apartment nợ quá hạn bao nhiêu tại Ngân hàng Việt Á?

Chủ đầu tư chung cư Phú Thạnh Apartment nợ quá hạn bao nhiêu tại Ngân hàng Việt Á?

Chủ đầu tư mang hơn 200 căn hộ Phú Thạnh Apartment đi thế chấp, cư dân hoang mang

Chủ đầu tư mang hơn 200 căn hộ Phú Thạnh Apartment đi thế chấp, cư dân hoang mang

Hộp thư ngày 11/6: Phản ánh về ‘thần dược’ bỏ đói tế bào ung thư; nhà nghỉ Trường Hưng

Hộp thư ngày 11/6: Phản ánh về ‘thần dược’ bỏ đói tế bào ung thư; nhà nghỉ Trường Hưng

Hộp thư ngày 24/5: Phản ánh về công tác lập quy hoạch dự án của BQLDA Quảng Nam

Hộp thư ngày 24/5: Phản ánh về công tác lập quy hoạch dự án của BQLDA Quảng Nam

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Hộp thư ngày 8/5: Công ty Global Malls có lừa dối khách hàng? Tập đoàn Doji bị phạt do chậm nộp thuế

Hộp thư ngày 8/5: Công ty Global Malls có lừa dối khách hàng? Tập đoàn Doji bị phạt do chậm nộp thuế

Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương

Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương

Xem thêm