Phát triển nhà máy thông minh: Tăng năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Cùng với quá trình chuyển đổi số toàn cầu, nhu cầu chuyển đổi trở thành nhà máy thông minh đang trở thành xu hướng tất yếu với nhiều doanh nghiệp Việt.
Bộ Công Thương hợp tác với Samsung hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà máy thông minh 123 chuyên gia và 52 doanh nghiệp được đào tạo về phát triển nhà máy thông minh

Phát triển nhà máy thông minh là xu thế tất yếu

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự chuyển đổi từ hệ thống nhà máy truyền thống sang mô hình hoạt động của nhà máy thông minh đã và đang triển khai rộng rãi áp dụng trong ngành công nghiệp và sản xuất.

Phát triển nhà máy thông minh: Tăng năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Thông qua dự án phát triển nhà máy thông minh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ củng cố được năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu trên toàn bộ quy trình như phát triển, sản xuất và bán hàng.

Theo Bộ Công Thương, với cơ chế tự sàng lọc và lựa chọn, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, phải cạnh tranh với những tập đoàn lớn không chỉ tại thị trường quốc tế mà ngay trong thị trường nội địa. Vì vậy, phát triển nhà máy thông minh là xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hiện nay.

Thực hiện mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị Quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các chương trình hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Đáng chú ý là các Chương trình hợp tác với Samsung Việt Nam, cụ thể như: Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn, Chương trình tư vấn cải tiến sản xuất cho doanh nghiệp, Chương trình đào tạo nhân lực cho ngành khuôn mẫu, Chương trình đào tạo và hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh…

Bộ Công Thương đánh giá, các chương trình trên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, tạo tính lan tỏa sâu rộng, giúp doanh nghiệp nội địa tăng cơ hội phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Biên bản ghi nhớ Dự án hợp tác phát triển Nhà máy thông minh giữa Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam trong 2 năm (2022 - 2023), chương trình sẽ hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp và đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn nhà máy thông minh. Chương trình đã đem lại nhiều kiến thức sâu rộng giúp nâng cao khả năng chuyên môn của đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước, đồng thời hỗ trợ cải tiến năng lực vận hành sản xuất trên nền tảng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Sự hưởng ứng, tham gia tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp chính là tiền đề để Bộ Công Thương tiếp tục triển khai Chương trình trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Sau quá trình hỗ trợ, các doanh nghiệp đã được trang bị kiến thức và cách thức để triển khai hiệu quả dự án chuyển đổi số hướng tới phát triển nhà máy thông minh, nâng cao năng lực cạnh tranh để sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đại diện cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, ông Nguyễn Đình Thân, Giám đốc Công ty Cổ phần AMA Bắc Ninh chia sẻ, để tồn tại và phát triển, bên cạnh cải tiến năng suất chất lượng, tiêu chuẩn hóa các quá trình và hiện trường, việc số hóa dữ liệu sản xuất từng công đoạn, cập nhật thời gian thực, đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn là yêu cầu sống còn với các doanh nghiệp nói chung và AMA nói riêng.

"Nhận thức được điều đó, ngay từ khi nhận được được thông báo về Đề án Phát triển Nhà máy thông minh do Bộ Công Thương và Tập đoàn Samsung tổ chức, AMA đã đăng ký tham gia và nỗ lực chuẩn bị về nhân sự và ý tướng triển khai từ trước khi Đề án bắt đầu” ông Nguyễn Đình Thân bày tỏ.

Hay như, Công ty TNHH Điện tử Việt - Nhật (Cụm công nghiệp Vĩnh Phúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là một trong số những doanh nghiệp được hưởng lợi từ Dự án Hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh, do Samsung phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện. Sau 90 ngày được tư vấn, Công ty TNHH Điện tử Việt - Nhật gần như đã “lột xác”.

Nhờ được chuyên gia của Tập đoàn Samsung tư vấn, các dây chuyền sản xuất thủ công cũ đang được chúng tôi chuyển đổi sang tự động hóa. Đây là một trong nhiều phần việc của nội dung xây dựng nhà máy thông minh mà chúng tôi đang thực hiện và hướng tới”, Công ty TNHH Điện tử Việt - Nhật cho biết.

“Cầu nối” giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ năm 2015 đến nay, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp để triển khai chương trình tư vấn cải tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho 379 doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ những chương trình và hoạt động này, số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam, trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022.

Thông tin về thêm, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam cho hay, dựa trên nền tảng là những thành quả đạt được khi hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong 7 năm qua, ông Choi Joo Ho khẳng định Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong cả lĩnh vực sản xuất thông minh vì sự phát triển ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới trong trung và dài hạn.

Đại diện Samsung Việt Nam cũng hy vọng thông qua dự án phát triển nhà máy thông minh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ củng cố được năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu trên toàn bộ quy trình như phát triển, sản xuất và bán hàng. Xa hơn nữa, sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất sắc được mở rộng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung và các doanh nghiệp toàn cầu.

Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm 6 nhà máy, 1 trung tâm Nghiên cứu và Phát triển và 1 pháp nhân bán hàng. Trong đó, SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu. SEHC (TP. Hồ Chí Minh) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á. Đặc biệt, SRV – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung Việt Nam được khánh thành vào tháng 12/2022 cũng là minh chứng mạnh mẽ cho cam kết phát triển đồng thịnh vượng cùng Việt Nam của Samsung.

Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, các doanh nghiệp tham gia dự án cần phát huy hơn nữa tính hiệu quả mà nhà máy thông minh mang lại, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Xem thêm