Thứ tư 20/11/2024 19:37

Phát triển kết nối toàn cầu giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu

Nằm trong nhóm 5 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất về kết nối toàn cầu, sự phát triển của ngành logictic tại Viêt Nam đước đánh giá cao trong báo cáo kết nối toàn cầu của DHL, vừa được công bố ngày hôm nay, 11/4.

 - Chỉ số Kết nối Toàn cầu GCI (Global Connectedness Index) do DHL thực hiện hàng năm và đây là báo cáo lần thứ hai phân tích một cách chi tiết từng quốc gia về kết nối nền kinh tế thế giới. Việt Nam được xếp hạng là một trong 5 quốc gia phát triển nhanh chóng về mức độ kết nối toàn cầu trong sáu năm vừa qua. Trong khi đó, theo báo cáo năng lực hậu cần LPI (Logistics Performance Index) của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 2012 cũng đánh giá Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia dẫn đầu có dịch vụ logistics đạt “hiệu quả cao” tương ứng với GDP bình quân đầu người của quốc gia này.

Mục tiêu của GCI nhằm khám phá những tiềm năng thực sự của kết nối toàn cầu và đo lường 12 loại dòng chảy khác nhau trong 4 mảng chính gồm:  thương mại, vốn, thông tin và con người. Bà Yasmin Aladad Khan, Phó chủ tịch cấp cao DHL Express khu vực Đông Nam Á bày tỏ: “Những phát hiện đồng bộ cho thấy vai trò sắp tới của Việt Nam sẽ là nền kinh tế đầy triển vọng của khu vực với tiềm năng tăng trưởng kinh tế to lớn. Việt Nam sẵn sàng để phát triển các cơ hội kinh tế song phương có lợi với các nước láng giềng và thị trường toàn cầu".

Theo nghiên cứu của DHL, Việt Nam đứng thứ 31 trên tổng số 140 quốc gia được nghiên cứu và được dự báo về sự nới rộng trong giao dịch thương mại với các đối tác và đa dạng hóa các ngành công nghiệp xuất khẩu. Từ một kỷ nguyên phụ thuộc vào dầu thô và các sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam đã bước sang kỷ nguyên sản xuất hàng hóa, đặc biệt là may mặc và giày dép, cũng như đang nhanh chóng phát triển mảng sản phẩm điện tử cho thị trường thế giới.

Đánh giá về kết quả của chỉ số LPI của WB năm 2012, ông Christopher- Tổng giám đốc Công ty TNHH chuyển phát nhanh DHL- VNPT- chia sẻ: "Đây là một phát hiện rất quan trọng đối với Việt Nam, điều này có nghĩa Việt Nam đang trên đà phát triển rất thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu trong tương lai, đồng thời năng lực hậu cần này sẽ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.”.

 

Thùy Linh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025