Thứ tư 01/01/2025 16:12

Phát triển điện gió ngoài khơi: Kỳ vọng từ Việt Nam

Điện gió ngoài khơi là một trong những dạng năng lượng tái tạo đang được các quốc gia đẩy mạnh phát triển.

Với đường bờ biển kéo dài, điện gió ngoài khơi được nhận định là rất tiềm năng cho phát triển tại Việt Nam.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án năng lượng tái tạo tiềm năng nhất tại Việt Nam. Với tổng công suất 3,5GW và tổng mức đầu tư ước tính hơn 10 tỷ USD, dự án được phát triển bởi tập đoàn Đan Mạch là Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) cùng hai đối tác trong nước, và được quản lý bởi các chuyên gia về điện gió ngoài khơi Copenhagen Offshore Partners (COP). Liên doanh cũng đã thành lập Công ty CPPT dự án điện gió La Gan (Công ty La Gan) tại Bình Thuận từ năm 2020 để tiếp tục phát triển dự án.

Là nhà đầu tư điện gió có kinh nghiệm trên toàn cầu, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners được thành lập vào năm 2012 bởi các giám đốc điều hành cấp cao trong ngành điện gió ngoài khơi. Copenhagen Offshore Partners được thành lập sau đó để quản lý danh mục đầu tư điện gió ngoài khơi ngày một phát triển của CIP, COP/CIP cùng đồng hành phát triển và xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi trên thế giới. Các thành viên của CIP/COP gồm các cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm về điện gió ngoài khơi toàn cầu và các dạng năng lượng tái tạo khác.

Ông Stuart Livesey - Giám đốc quốc gia Việt Nam, COP, Tổng giám đốc Công ty La Gan cho biết, hiện CIP là công ty quản lý quỹ được hỗ trợ bởi các tổ chức đầu tư, bao gồm hơn 42 quỹ hưu trí với mục tiêu đầu tư ổn định lâu dài. “Thận trọng, ổn định và dài hạn” là chiến lược cốt lõi của CIP. CIP đã huy động được 8 quỹ đầu tư tập trung vào năng lượng tái tạo và có nguồn vốn chủ sở hữu đáng kể thông qua các quỹ của mình. Nguồn vốn dồi dào cho phép CIP đầu tư dự án trong giai đoạn sơ khởi và tập trung vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Hiện CIP/COP là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi kinh nghiệm nhất thế giới, với hơn 500 nhân viên giàu kinh nghiệm về ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi trên hơn 15 thị trường toàn cầu và gần 30 năm kinh nghiệm phát triển dự án ở những thị trường mới .

CIP đi tiên phong trong các công nghệ năng lượng tái tạo mới, như công nghệ Power-to-X (ví dụ: hydrogen xanh (bao gồm khí đốt cùng với LNG), ammonia xanh, các giải pháp lưu trữ điện năng khác) và hỗ trợ các dự án truyền tải quy mô lớn và thiết kế các đảo năng lượng.

Với đội ngũ toàn cầu, CIP đang quản lý hơn 30GW các dự án điện gió ngoài khơi trên khắp thế giới. Tại Đài Loan, CIP đã đóng tài chính thành công cho dự án CFXD 600MW vào tháng 02/2020 và dự án ZhongNeng 300MW vào tháng 12/2021. COP đang quản lý việc xây dựng 2 dự án này, đồng thời cũng đang phát triển các dự án khác.

Việt Nam hiện vẫn đang là một thị trường rất mới cho điện gió ngoài khơi. Hy vọng rằng với những khi nghiệm từ các thị trường khác, chúng ta có thể có những định hướng phù hợp cho cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt nam.

Trong hội thảo mới nhất “Định hướng thị trường phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam” vừa qua, ông Stuart cũng bày tỏ rằng cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp trước khi chuyển sang cơ chế đấu thầu. Việc phát triển điện gió ngoài khơi cần có một khung pháp lý hiệu quả, để thu hút nhiều nhà phát triển, nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp và các tổ chức tài chính trên toàn thế giới...

Nếu điện gió ngoài khơi có thể phát triển hợp lý, rất nhiều lợi ích sẽ được mang lại cho Việt Nam và các cộng đồng địa phương. Chẳng hạn như Dự án La Gàn, trong suốt thời gian hoạt động, dự án dự kiến tạo ra khoảng 250 tỷ kWh, cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình, giúp giảm thiểu khoảng 130 triệu tấn khí thải CO2. .

Các lợi ích kinh tế chủ yếu đến từ việc sử dụng chuỗi cung ứng trong nước để phát triển dự án điện gió, cung cấp móng trụ ngoài khơi, thiết kế - xây dựng các cơ sở hạ tầng truyền tải trên đất liền, dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo trì. Trong những lĩnh vực này, chuỗi cung ứng của Việt Nam được đánh giá là có chuyên môn cao, vì vậy các nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào dự án. Tổng tỷ lệ nội địa hóa dự kiến có thể chiếm khoảng 44,1% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của Dự án La Gàn. Quan trọng hơn, dự án La Gàn sẽ mở ra hướng đi và tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển điện gió ngoài khơi trong tương lai của Việt Nam.

Xuân Lập
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Giải bài toán tiết kiệm chi phí cho năng lượng tái tạo

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển