Chủ nhật 24/11/2024 17:07

Phân biệt bột ngọt Ajinomoto thật - giả

Vừa qua, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức hội thảo phòng chống bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto và bột ngọt - hạt nêm 3 không.
Các cơ quan chức năng thu giữ bột ngọt giả, nhái

Đại diện công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết, hiện trên thị trường có rất nhiều hàng giả, hàng nhái sản phẩm bột ngọt thương hiệu của công ty. Hàng giả chủ yếu được nhập khẩu nguyên liệu và bao bì từ Trung Quốc, Thái Lan. Khi về Việt Nam được sang chiết, đóng gói thủ công và tung ra thị trường. Người tiêu dùng do chưa có sự nhận biết, vô tình sử dụng loại bột ngọt này có thể sẽ bị ngộ độc, lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe.

Về mặt cảm quan

Để phân biệt bột ngọt Ajinomoto thật và bột ngọt Ajinomoto giả dựa chủ yếu vào 3 yếu tố: Huy chương in trên bao bì, mép hàn và ngày sản xuất. Cụ thể: Huy chương in trên bao bì có màu vàng tươi dòng chữ “HỘI CHỢ THỰC PHẨM AN TOÀN 2002” rõ ràng; Mép hàn: cả 4 mép hàn phải đồng nhất; Ngày sản xuất: in nổi ở mặt sau của đáy bao, rõ ràng, dễ đọc. Đối với bột ngọt Ajinomoto giả thường chỉ có 1 trong 3 yếu tố: Huy chương có màu vàng sậm, nhòe, dòng chữ bên trong khó đọc. Mép hàn không đồng nhất, nhăn nheo, có bọt khí. Ngày sản xuất phần lớn không in hoặc có in nhưng khó đọc.

Về trọng lượng

Bột ngọt Ajinomoto thật luôn có trọng lượng đúng với trọng lượng ghi trên bao bì do được đóng gói bằng máy, còn bột ngọt Ajinomoto giả có trọng lượng thiếu hoặc chỉ gần bằng trọng lượng in trên bao. Bên cạnh đó, giá bột ngọt Ajinomoto rẻ hơn và có nhiều giá cho 1 loại sản phẩm. Còn sản phẩm thật có trọng lượng lớn hơn hoặc bằng trọng lượng ghi trên bao trì và mỗi sản phẩm chỉ có 1 giá duy nhất.

Quan sát hạt bên trong: Bột ngọt Ajinomoto thật có tinh thể to, đều và không dễ gãy, còn bột ngọt giả thì tinh thể không đều có nhiều hạt nhỏ màu trắng trộn lẫn và dễ bị gãy.

Hà Thu

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao