Thứ ba 24/12/2024 07:27

PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu

Theo PGS.TS Lê Hải Bình, vai trò của người đứng đầu trong việc định hướng, giám sát, thực hành chống lãng phí là không thể thiếu.

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Báo Công Thương tổ chức diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển". Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn. Diễn đàn còn có sự chủ trì của PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, TS. Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, PGS.TS. Trần Đình Thiên - chuyên gia kinh tế

Tại phiên thảo luận của diễn đàn với chủ đề: "Ngành Công Thương chống lãng phí và khơi thông nguồn lực phát triển để đột phá trong kỷ nguyên mới", các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, đề xuất tập trung vào các vấn đề nhận diện lãng phí (thể chế, thủ tục hành chính, nguồn vốn, nhân lực…); chia sẻ kinh nghiệm thực tế, trong nước, quốc tế về công tác phòng chống lãng phí; đề xuất giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.

Toàn cảnh Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển". Ảnh: Cấn Dũng

Trao đổi tại Diễn đàn, các đại biểu cho rằng, công tác phòng chống lãng phí có nhiều nguyên nhân và cũng đã được chỉ rõ. “Trên cơ sở dẫn chứng những vụ việc cụ thể gây lãng phí cho xã hội, ví dụ như Bệnh viện ở Hà Nam, Dự án chống ngập tại TP. Hồ Chí Minh… Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo cần đẩy mạnh công tác chống lãng phí và nhấn mạnh đến trách nhiệm người đứng đầu. “Thời gian sắp tới, chúng ta cần có những quy định cụ thể như thế nào, giám sát, xử lý như thế nào nếu người đứng đầu sợ trách nhiệm dẫn đến lãng phí?” đại diện Viện Chính sách chiến lược Bộ Công Thương nêu câu hỏi tới PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết TW Đảng – Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Trả lời vấn đề này, PGS.TS Lê Hải Bình cho rằng vai trò không thể thiếu của người đứng đầu trong việc định hướng và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. PGS.TS Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ những bài học lịch sử, đồng thời đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để thành công, người đứng đầu cần sở hữu tầm nhìn chiến lược, khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và sự quyết tâm cao độ và có sự khách quan. Bên cạnh đó, vai trò của truyền thông cũng được đề cập, với việc xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách.

PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết TW Đảng – Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Cấn Dũng

Vào thời điểm hiện nay và điều quan trọng đó là hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, PGS.TS. Lê Hải Bình cho rằng, đây là thời cơ chiến lược mang tính lịch sử. Thêm một lần nữa, trong bối cảnh chuẩn bị bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải nỗ lực hết sức, quyết đem sức mình và lực lượng để không bỏ lỡ thời cơ phát triển không chỉ cho hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau.

Đảng ta đã dẫn dắt dân tộc mở ra hai kỷ nguyên rất quan trọng. Thứ nhất là kỷ nguyên độc lập tự do. Thứ hai là đổi mới và phát triển để chúng ta có được một cơ đồ chưa từng có, tuy nhiên, cũng đứng trước rất nhiều thách thức. Để làm được điều này thì vai trò tiên phong của Đảng nói chung và vai trò tiên phong của người cán bộ ngành hết sức quan trọng.

Chia sẻ tại Diễn đàn, theo PGS.TS Lê Hải Bình: “Câu chuyện thứ nhất, vươn mình ở đây là thời gian qua đất nước đã phát triển hơn, có nhiều dư địa tăng trưởng hơn. Câu chuyện thứ hai là nước ta phát triển tuy nhanh, nhưng theo Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, trên thế giới nhiều quốc gia còn phát triển nhanh hơn. Câu chuyện thứ ba là với tất cả khát vọng, chúng ta luôn nói câu chuyện sánh vai với cường quốc nhưng thời ông cha ta chưa làm được, đến thời điểm của chúng ta, hy vọng có thể nhìn thấy được khát khao cho đất nước, cũng như khát khao cho thế hệ con cháu mai sau thì ngay bây giờ, chúng ta phải dấn thân vào làm”.

Đảng ta quy trách nhiệm của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò quản lý, điều hành, dẫn dắt đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại nơi mình phụ trách. Đó là câu chuyện về trái tim và lý tưởng của người đứng đầu dẫn dắt. Công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành văn hóa ứng xử trong thời đại mới. "Đây là thời cơ chiến lược mang tính lịch sử. Trong bối cảnh chuẩn bị bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải nỗ lực hết sức, quyết đem sức mình và lực lượng để không bỏ thời cơ phát triển, không chỉ cho hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau", PGS.TS Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Nguyễn Hương - Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: chống lãng phí

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Chuyên gia, khách mời 'hiến kế' nhiều giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế