Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển".

Tại phiên thảo luận của diễn đàn với chủ đề: "Ngành Công Thương chống lãng phí và khơi thông nguồn lực phát triển để đột phá trong kỷ nguyên mới", các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, đề xuất tập trung vào các vấn đề nhận diện lãng phí (thể chế, thủ tục hành chính, nguồn vốn, nhân lực…); chia sẻ kinh nghiệm thực tế, trong nước, quốc tế về công tác phòng chống lãng phí; đề xuất giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.

Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển. Ảnh: Cấn Dũng
Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển". Ảnh: Cấn Dũng

Nhận diện lãng phí ở Việt Nam

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, hiện thế giới đang lan toả thông điệp về sức mạnh quốc gia ở ba khía cạnh. Đó là sức mạnh phần cứng (quốc phòng, kinh tế…), sức mạnh phần mềm (thể chế, văn hoá, môi trường đầu tư, vị thế quốc gia…) và quan trọng nhất là "sức mạnh của sự thông minh".

Ông Phong cho biết, đây là cụm từ rất mới, thể hiện ở khả năng đổi mới sáng tạo, năng suất lao động, thể hiện ở đội ngũ nhân tài, phản ứng chính sách, phản ứng thị trường, thể hiện ở khả năng tiết kiệm và chống lãng phí.

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong trao đổi tại diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển". Ảnh: Cấn Dũng

"Chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia", ông Phong nhấn mạnh. Với tinh thần đó, ông Phong cho rằng phải nhận diện kỷ cả kênh lãng phí, đối tượng lãng phí. Với đối tượng lãng phí, đó là lãng phí vật chất, tài nguyên, thời gian, cơ hội, nhân tài, sức lao động, có cả sự lãng phí về niềm tin, gồm niềm tin chính trị, niềm tin chính sách, niềm tin đầu tư, niềm tin tiêu dùng…

Vị chuyên gia cho rằng, qua nghiên cứu và quan sát thực tế, có 3 loại lãng phí cơ bản gồm: Thứ nhất, lãng phí trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật; Thứ hai, lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản công; Thứ ba, lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Đột phá thể chế: Khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng

Đánh giá cao việc Bộ Công Thương tổ chức diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí - Khơi thông nguồn lực phát triển" trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cho rằng, thông qua sự kiện, những kiến nghị về tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn về cơ chế, chính sách kịp thời tới Chính phủ, Nhà nước, cơ quan quản lý, nhất là Bộ Công Thương.

Gửi câu hỏi tới ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện doanh nghiệp nêu vấn đề: "Cần có những đột phá thể chế như thế nào để thúc đẩy tiết kiệm, phòng chống lãng phí?".

Về nội dung này, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, đây không phải lần đầu tiên nhận được những câu hỏi này. "Đây là điều mà tôi cảm thấy rất trân trọng", ông nói.

Theo ông Hiếu, câu hỏi đến từ một doanh nghiệp đã nêu ra 2 điểm vướng mắc rất đáng chú ý. Thứ nhất, vướng mắc về thủ tục và cơ chế. Thứ hai, một số vấn đề không chỉ nằm ở cơ chế mà còn xuất phát từ quá trình thi hành và thực thi. Những vấn đề này đôi khi không chỉ thuộc về phía cơ quan nhà nước mà còn liên quan đến phía doanh nghiệp.

Ông Hiếu nêu dẫn chứng đối với vấn đề giải phóng mặt bằng, điều cần thiết đầu tiên là huy động được sự đồng thuận của người dân cũng như sự tham gia của tất cả các cơ quan và đoàn thể liên quan.

"Điều này rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong triển khai, tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và đúng với cam kết ban đầu để người dân hiểu rõ ý nghĩa của công trình, quyền lợi của họ, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Nếu thông tin không chính xác hoặc không được thực hiện đúng như cam kết, sẽ làm mất lòng tin từ phía người dân và gây khó khăn cho quá trình thực hiện", ông Hiếu phân tích.

Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: Cấn Dũng

Liên quan đến vấn đề thể chế, vị đại biểu Quốc hội nhấn mạnh một số điểm:

Thứ nhất, cần khơi dậy tinh thần thực tiễn tốt trong quá trình thi hành pháp luật. Thay vì quản lý dựa trên quy trình, hãy quản lý dựa trên kết quả đầu ra. Nếu tuân thủ đúng quy trình nhưng kết quả không đạt được thì không thể coi đó là hiệu quả. Ngược lại, nếu có cách làm nhanh hơn, hiệu quả hơn, thì chúng ta cần ghi nhận và khuyến khích áp dụng, miễn là không vi phạm pháp luật.

Thứ hai, trong áp dụng pháp luật, nếu quy định chưa rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau, doanh nghiệp nên được quyền chọn cách thực hiện phù hợp nhất với lợi ích của mình. Nguyên tắc này phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo tính minh bạch, công bằng.

Việc kiểm tra, giám sát sau đó cũng cần dựa trên sự đồng thuận ban đầu này, thay vì áp dụng những cách hiểu khác nhau để gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, cần rà soát lại các quy định đang làm phát sinh chi phí không cần thiết hoặc kéo dài thời gian thực hiện thủ tục. Điều này không chỉ giúp giảm lãng phí cơ hội cho doanh nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống pháp luật.

Cuối cùng, cần thiết kế một quy trình đầu tư tổng thể, thay vì để các luật riêng lẻ áp dụng một cách rời rạc, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một quy trình đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các bước cần thiết và tiết kiệm thời gian.

Lấy ví dụ trong lĩnh vực Công Thương, nếu có một nghị định hướng dẫn đồng bộ từ Luật Điện lực đến các quy định đầu tư liên quan, việc triển khai một dự án nhà máy sẽ thuận lợi và rõ ràng hơn rất nhiều.

"Tôi cho rằng, với tinh thần cải cách và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được những vướng mắc nêu trên", ông Phan Đức Hiếu khẳng định.

Thông qua việc tổ chức diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển", Bộ Công Thương mong muốn góp phần quán triệt và lan tỏa những chỉ đạo, thông điệp mạnh mẽ và đổi mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.

Đồng thời giúp Bộ Công Thương nói riêng và các bộ, ngành, địa phương nói chung tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống lãng phí, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Thanh Hương - Nguyên Thảo - Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lao động ngành Công Thương: Kiến tạo năng lực cạnh tranh quốc gia

Lao động ngành Công Thương: Kiến tạo năng lực cạnh tranh quốc gia

Ngành Công Thương không chỉ là trụ cột phát triển kinh tế mà còn là nơi hội tụ và phát huy vai trò then chốt của lực lượng lao động trong tiến trình hội nhập.
40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương: Những tấm gương bình dị viết tiếp bài ca phát triển

40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương: Những tấm gương bình dị viết tiếp bài ca phát triển

Tôn vinh 40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương năm 2025 với nhiều sáng kiến, đóng góp xuất sắc, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, tiên phong cống hiến.
Ngành Công Thương: Bước tiến dài sau 50 năm thống nhất đất nước

Ngành Công Thương: Bước tiến dài sau 50 năm thống nhất đất nước

Trải qua nửa thế kỷ kể từ ngày thống nhất đất nước, ngành Công Thương có bước tiến dài, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò then chốt.
Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin cùng chuyên mục

Đảng uỷ Báo Công Thương: Dấu ấn nhiệm kỳ và mục tiêu mới cho tương lai

Đảng uỷ Báo Công Thương: Dấu ấn nhiệm kỳ và mục tiêu mới cho tương lai

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng ủy Báo Công Thương đã đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện công tác xây dựng Đảng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đại hội Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều ngày 23/4, Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030.
Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban KHCN&MT đã thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (dự án).
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại:

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: 'Quyết liệt, tận tâm' cho nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại quyết tâm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, hướng tới thương mại bền vững trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Đại hội Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên nhiệm kỳ 2025 - 2027 xác định công tác phát triển đảng viên phải đi đôi với nhiệm vụ chuyên môn.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Để nâng cao hiệu quả thực thi, Luật sử dụng năng lượng tiết tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi theo hướng tăng chế tài, phân cấp mạnh cho địa phương.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Cùng với chuyển dịch xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đang trên lộ trình hoàn thiện mô hình ‘Đại học thông minh”, tự chủ toàn diện và đi đầu trong xu thế chuyển đổi số.
Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại là 3 nhiệm vụ được đặt ra đối với ngành Công Thương để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 10/2 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần 1 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Những thành tựu của ngành Công Thương thời gian qua, đặc biệt trong năm 2024 đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Đảng, Nhà nước tiếp tục định hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp nhằm tạo sức bật tốt cho nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - tự lực, tự cường.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Đến nay, ngành công nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt về năng lực cạnh tranh toàn cầu; công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Mobile VerionPhiên bản di động