Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tiếp thu tham vấn, hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch điện VIII Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Các bộ, ngành nhất trí với đề xuất của Bộ Công Thương Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Sớm hoàn thiện hồ sơ để trình đúng hạn

Theo đó, Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt ngày 15/5/2023 và tiến hành điều chỉnh theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, đảm bảo 4 yêu cầu: (i) Tính khả thi cao nhất; (ii) Đảm bảo an ninh năng lượng; (iii) Cân đối vùng miền và cân đối các loại hình năng lượng; (iv) Bảo đảm phục vụ tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8% và giai đoạn 2026-2030 phấn đấu đạt mức hai con số và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Phương án phát triển

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi. Ảnh minh họa

Cụ thể, đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi, điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mặt nước phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, đánh giá điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có…

Đến năm 2030, tổng công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 26.066 – 38.029 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật ở Việt Nam khoảng 221.000 MW). Ưu tiên bố trí các nguồn điện gió quy hoạch mới tại các địa phương có tiềm năng gió tốt, điều kiện kinh tế khó khăn.

Phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của nước ta (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới. Tổng công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW-17.032 MW, dự kiến vận hành giai đoạn 2030-2035. Định hướng đến năm 2050 đạt 113-139.097 MW. Ước tính công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới vào khoảng 15.000 MW vào năm 2035 và khoảng 240.000 vào năm 2050.

Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW, đến năm 2030 tổng công suất các nguồn điện mặt trời (gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà, không tính đến các nguồn điện mặt trời theo khoản 5 Điều 10 Luật Điện lực số 61/2024/QH15) đạt 46.459 -73.416 MW; định hướng đến năm 2050 tổng công suất 293.088-295.646 MW.

Ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ… Năm 2030 tổng công suất nguồn điện sinh khối khoảng 1.523 -2.699 MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn khoảng 1.441 -2.137 MW; điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW. Định hướng đến năm 2050 điện sinh khối khoảng 4.829 -6.960 MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn khoảng 1.784-2.137 MW, điện địa nhiệt và năng lượng mới khoảng 464 MW.

Đồng thời, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế- kỹ thuật các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng tối đa ở Việt Nam khoảng 40.000 MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước. Tới năm 2030 tổng công suất các nguồn thủy điện, bao gồm cả thủy điện nhỏ đạt 33.294 – 34.667 MW, định hướng năm 2050, tổng công suất đạt 40.624 MW.

Về nguồn điện lưu trữ: Phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô công suất khoảng 2.400-6.000 MW đến năm 2030; định hướng đến năm 2050 công suất thủy điện tích năng đạt 20.691 -21.327 MW để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn.

Pin lưu trữ phát triển phục vụ nhu cầu hệ thống và kết hợp với năng lượng tái tạo, bố trí phân tán gần các trung tâm nguồn điện gió, điện mặt trời hoặc trên hệ thống điện tại các trung tâm phụ tải. Đến năm 2030 dự kiến đạt công suất 10.000 -16.300 MW; định hướng đến năm 2050, công suất pin lưu trữ đạt 95.983 -96.120 MW để phù hợp với tỷ trọng cao của năng lượng tái tạo.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Định hướng đến năm 2050 tổng công suất điện mặt trời đạt 293.088-295.646 MW

Về phát triển nguồn điện hạt nhân, giai đoạn 2030-2035 sẽ đưa vào vận hành các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 với quy mô 4.000 – 6.400 MW. Giai đoạn đến năm 2050 hệ thống cần bổ sung khoảng 8.000 MW nguồn điện hạt nhân để cung cấp nguồn điện nền và có thể tăng lên theo nhu cầu.

Về điện than, năm 2030 tổng công suất các nhà máy đang vận hành và các dự án đang triển khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 31.055 MW; khẩn trương hoàn thành 5 dự án /4.360 MW đang xây dựng gồm: Na Dương II, An Khánh – Bắc Giang, Vũng Áng 2, Quảng Trạch 1, Long Phú I.

Đối với 3 dự án /5.300 MW (Nam Định I, Sông Hậu II, Vĩnh Tân 3) nhưng đang gặp khó khăn trong thu xếp vốn, thay đổi cơ cấu chủ đầu tư, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với các nhà đầu tư đề xuất phương án xử lý theo quy định.

Định hướng đến năm 2050 không còn sử dụng điện than để phát điện, chuyển hoàn toàn sang sử dụng sinh khối/amoniac, tổng công suất 25.798MW.

Về nhiệt điện khí: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện. Trong trường hợp sản lượng khí trong nước suy giảm thì nhập khẩu bổ sung bằng khí thiên nhiên hoặc LNG. Phát triển các dự án sử dụng LNG và hạ tầng nhập khẩu LNG đồng bộ với quy mô phù hợp, sử dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện lộ trình chuyển đổi nhiên liệu sang hydrogen khi công nghệ được thương mại hóa và giá thành phù hợp.

Năm 2030, tổng công suất các nhà máy sử dụng khí trong nước đạt 10.861 -14.930 MW; định hướng năm 2050, khoảng 7.900 MW tiếp tục sử dụng trong nước hoặc chuyển sang sử dụng LNG, 7.030 MW dự kiến chuyển sang sử dụng hydrogen hoàn toàn.

Nhiệt điện LNG, phát triển phù hợp các nguồn điện sử dụng LNG nếu có phương án thay thế để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Đến năm 2030 tổng công suất các nguồn điện LNG đạt 22.524 MW; giai đoạn 2031 -2035 sẽ đưa vào vận hành dự án điện khí LNG Long Sơn, Long An II đã được phê duyệt hoặc có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi, đưa một số dự án vào danh mục dự phòng, các dự án khác chậm tiến độ triển khai hoặc phụ tải tăng cao để đón làn sóng đầu tư vào Việt Nam.

Định hướng năm 2050, các nhà máy sử dụng LNG đốt kèm hydrogen 8.576 -11.325; nhiệt điện khí LNG CCS (xây mới, lắp đặt thiết bị thu giữ và lưu trữ các – bon) tổng công suất 1.887-2.269 MW…

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cũng nêu rõ: Ưu tiên phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu. Đến năm 2030, tăng quy mô xuất khẩu điện sang Campuchia lên khoảng 400 MW. Dự kiến đến năm 2035, quy mô công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW và duy trì với quy mô 10.000 MW đến năm 2050, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Trong quá trình điều hành Quy hoạch phát triển điện lực, Bộ Công Thương sẽ thường xuyên rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình phát triển các loại hình nguồn điện để kịp thời kiến nghị, điều chỉnh quy hoạch và chương trình phát triển điện lực cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế.

Về cơ cấu nguồn điện

Đến năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước ( không bao gồm xuất khẩu) là 183.291 -236.363 MW, trong đó: Điện gió trên bờ và gần bờ 20.066 -38.029 MW, chiếm tỷ lệ 14,2% -16,1%; Điện gió ngoài khơi 6.000 – 17.032 MW đưa vào vận hành giai đoạn 2030 -2035, có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi và giá thành phù hợp.

Điện mặt trời (điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà, không bao gồm các nguồn điện mặt trời theo khoản 5 Điều 10 Luật Điện lực số 61/2024/QH15) 46.459 -73.416 MW ( chiếm tỷ lệ 25,3 -31,1%).

Điện sinh khối 1.523 -2.699 MW, điện sản xuất từ rác 1.441 -2.137 MW, điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW; có thể triển quy mo lớn hơn nếu đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất đai, có nhu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.

Thủy điện 33.294 -34.667 MW (chiếm tỷ lệ 14,7 -18,2%) có thể phát triển cao hơn nếu bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước.

Điện hạt nhân 4.000 -6.400 MW đưa vào vận hành giai đoạn 2030-2035 có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi.

Nguồn lưu trữ 10.000 - 16.300 MW chiếm tỷ lệ 5,5-6,9%; Nhiệt điện than 31.055 MW ( chiếm tỷ lệ 13,1-16,9%); Nhiệt điện khí trong nước 10.861 -14.930 MW, chiếm tỷ lệ 5,9-6,3%; Nhiệt điện LNG 22.524 MW chiếm tỷ lệ 9,5-12,3%.

Nguồn điện linh hoạt (nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG, dầu, hydrogen… có độ linh hoạt vận hành cao) 2.000 - 3.000 MW ( chiếm tỷ lệ 1,1 -1,3%); Thủy điện tích năng 2.400 -6.000 MW.

Nhập khẩu điện 9.360 -12.100 MW từ Lào, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 4,0-5,1%), tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc nếu điều kiện thuận lợi.

Về việc tham gia mua bán điện trực tiếp (DPPA) và sản xuất năng lượng mới: Theo thống kê hiện nay số lượng khách hàng lớn tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên chiếm khoảng 25% tổng sản lượng điện toàn hệ thống ( với khoảng trên 1.500 khách hàng).

Đến năm 2030, quy mô xuất khẩu điện sang Campuchia lên khoảng 400 MW. Dự kiến đến năm 2035 công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực khoảng 5.000 -10.000 MW, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Định hướng đến năm 2050: Tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 774.503 -838.681 MW.

Trong đó, điện gió trên bờ và gần bờ 84.696-91.400 MW (chiếm tỷ lệ 10,9%); Điện gió ngoài khơi 113.503 -139.079 MW (chiếm tỷ lệ 14,7 -16,6%); Điện mặt trời gồm: Điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái 293.088 -295.646 MW (35,3% -37,8%); Điện sinh khối 4,829 -6.960 MW, điện sản xuất từ rác 1.784 - 2.137 MW điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 464 MW.

Điện hạt nhân 10.500-14.000 MW ( chiếm tỷ lệ 1,4-1.7%); Thủy điện 40.624 MW (chiếm tỷ lệ 4,8 -5,2%); Nguồn điện lưu trữ 95.983 -96.120 MW (chiếm tỷ lệ 11,5-12.4%) cùng các nguồn điện khí trong nước, nhiệt điện sử dụng sinh khối/ amoniac/ nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG, điện nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc…

Việc tham gia DPPA và sản xuất năng lượng mới chiếm khoảng 30-60% tổng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo hoặc cao hơn tùy điều kiện phát triển của thị trường.

Chi tiết Quy hoạch điện VIII điều chỉnh xem tại đây!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Hải Phòng: Từ nguồn sáng tiên phong đến doanh nghiệp số

PC Hải Phòng: Từ nguồn sáng tiên phong đến doanh nghiệp số

PC Hải Phòng đang bứt phá mạnh mẽ để trở thành doanh nghiệp số kiểu mẫu, góp phần thúc đẩy Hải Phòng phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.
Vì sao cần lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Vì sao cần lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ mang lại nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án nhằm tiết kiệm năng lượng.
Tìm hiểu Cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

Tìm hiểu Cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

Cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025 là sân chơi ý nghĩa, lan tỏa thông điệp sử dụng điện hiệu quả, sáng tạo vì một tương lai xanh, bền vững.
Cập nhật tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3&4

Cập nhật tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3&4

EVNNPT đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4
Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Theo chuyên gia, mua cao, bán thấp, gánh quá nhiều mục tiêu cùng cơ chế bù chéo kéo dài là những bất cập lớn nhất của giá điện Việt Nam hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định số 1251/QĐ-BCT ngày 6/5/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện chất thải năm 2025
Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 1198/QĐ-BCT phê duyệt khung giá phát điện cho loại hình nhà máy thuỷ điện tích năng năm 2025
Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Cơ chế mới về điện lực mở rộng xã hội hóa, cụ thể hóa vai trò tư nhân trong đầu tư, vận hành, phát triển nguồn điện theo hướng minh bạch, hiện đại, cạnh tranh.
Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Tại phiên thảo luận tổ, Đại biểu Quốc hội đã kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật trong triển khai điện hạt nhân và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Mỗi bước tiến của PC Hải Phòng hôm nay là sự đóng góp của tinh thần quả cảm, kiên cường và khát vọng cống hiến của những người thợ điện thành phố Cảng
Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh được ban hành với nhiều nội dung mới, để thực hiện thành công quy hoạch này, cần chú ý những điểm gì?
Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Nguồn tài chính của Vương quốc Anh phân bổ cho chương trình JETP đã sẵn sàng và mong muốn sớm đưa vào triển khai các dự án năng lượng trong khuôn khổ JETP.
Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn nắng nóng, Công ty Điện lực Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải...
4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn

4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn

Tập đoàn TKV cho biết, tháng 4 than cấp cho sản xuất ước đạt 4,2 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch; lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 15,1 triệu tấn.
Điện lực Hải Phòng:  70 năm tỏa sáng và thành công

Điện lực Hải Phòng: 70 năm tỏa sáng và thành công

Từ dấu mốc lịch sử 13/5/1955, trải qua 70 năm, PC Hải Phòng đã khẳng định vai trò tiên phong, vững bước đồng hành cùng thành phố Cảng trên hành trình phát triển
Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) yêu cầu các đơn vị tập trung nguồn lực, đảm bảo truyền tải điện an toàn liên tục cho phát triển kinh tế.
Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Mỗi giây vận hành hệ thống là một phút cam kết để dòng điện quốc gia không gián đoạn trong giờ phút thiêng liêng của đại lễ thống nhất non sông, đất nước.
Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Từ 3h sáng 30/4, tất cả công nhân điện lực đã vào các vị trí chốt trực đảm bảo cấp điện cho lễ diễu binh, diễu hành, các khu vực quan trọng của TP. Hồ Chí Minh.
Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Gần 23h đêm 29/4, những kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam thuộc Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam vẫn đang thức cùng dòng điện.
EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC chính thức hoàn thành 50 công trình điện 110kV, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam và 50 năm thành lập, phát triển Tổng công ty.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tại Lễ công bố Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai Quyết định của Thủ tướng hiệu quả.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Sự cố mất điện bất ngờ ngày 28/4 khiến nhiều hoạt động ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và một phần của châu Âu rơi vào cảnh tê liệt.
EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Chào mừng Đại hội Đảng bộ và 50 năm kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, EVNNPT đã hoàn thành đóng điện nhiều công trình truyền tải điện.
Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 28/4/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 điều chỉnh.
Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Mobile VerionPhiên bản di động