Thứ hai 23/12/2024 18:15

Nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào Ả-rập Xê-út: Cảnh báo vi phạm tiêu chuẩn

Mới đây, Bộ Công Thương nhận được công hàm của Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Hà Nội thông báo về việc một số công ty có sản phẩm xuất khẩu sang Ả-rập Xê-út vi phạm các quy định về tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường này.

Cụ thể: Gạo nhài: Không đăng ký thông tin về sản phẩm gạo như: màu sắc, độ dài, tỉ lệ tấm; ghi lời quảng bá không được phép như “tuyệt hảo”; tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với tên trong chứng từ nhập khẩu; không ghi rõ mùa vụ; ghi trùng tên sản phẩm và trọng lượng tịnh; nhãn dán dễ bóc rời; không đăng ký thông tin bằng tiếng Ả-rập.

Gạo trắng hạt dài: Tên sản phẩm bằng nhãn dán thay vì phải in trực tiếp trên bao bì; tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với trong chứng từ nhập khẩu; không ghi rõ tỉ lệ tấm; không đăng ký xuất xứ và trọng lượng bằng tiếng Ả-rập.

Gạo hạt ngắn: Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với chứng từ nhập khẩu; không ghi rõ tỉ lệ tấm; tên sản phẩm bằng nhãn dán thay vì phải in trực tiếp trên bao bì.

Hạt tiêu đen: Dự lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép.

Mì ống, mì sợi trứng: Không có chứng nhận đã xử lý nhiệt đối với các sản phẩm có bột trứng.

Mì sợi thẳng: Không ghi trọng lượng tịnh bằng tiếng Ả-rập.

Mì ăn liền vị bò: Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập; có chứa chất béo không rõ nguồn gốc.

Mì ăn liền vị gà: Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập; có chứa chất béo không rõ nguồn gốc.

Mì ăn liền vị tôm: Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập; có chứa chất béo không rõ nguồn gốc.

Hạt điều: chứa vi khuẩn còn sống.

Tôm đông lạnh: chứa vi khuẩn Phipprobara Imolins.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công