Nobel Kinh tế đã giải cứu thế giới như thế nào?

Giải Nobel Kinh tế năm nay tiếp tục thuộc về người Mỹ. Các hiểu biết được đóng góp từ chủ nhân của giải Nobel đã cứu thế giới khỏi các thảm họa kinh tế.

Giải thưởng được chia đều cho ba giáo sư: Ben Bernanke, Douglas Diamond và Philip Dybvig vì những đóng góp quan trọng về vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và các cuộc khủng hoảng tài chính nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã trả lời cho nhiều câu hỏi kinh điển và làm cơ sở cho các chính sách kinh tế quan trọng về sau. Có thể nói, các hiểu biết được đóng góp từ các chủ nhân của giải Nobel đã cứu thế giới khỏi các thảm họa kinh tế nghiêm trọng về sau.

Nobel Kinh tế đã giải cứu thế giới như thế nào?
Ba giáo sư đạt giải Nobel Kinh tế 2022
Vì sao ngân hàng sụp đổ và gây ra khủng hoảng tài chính nghiêm trọng?

ngân hàng có khả năng “tạo ra tiền”. Trước hết, cần nhắc lại một điều khá đơn giản rằng ngân hàng hoàn toàn không phải là một chiếc két sắt để mọi người mang tiền cất vào đó và khi cần thì rút ra. Các ngân hàng còn phải kinh doanh để sinh lợi dựa trên những khoản tiền mà họ huy động được. Một đồng tiết kiệm được gửi vào ngân hàng sẽ ngay lập tức được cho vay. Khi nó đi ra khỏi ngân hàng, tham gia vào các quá trình kinh doanh, lại tiếp tục được gửi vào một ngân hàng khác và cứ thế từ một đồng ban đầu đã có nhiều đồng khác được tạo ra bằng cách xoay vòng đồng vốn thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nền kinh tế thực. Song song với đó là các hoạt động tiết kiệm và đầu tư của khu vực tài chính – ngân hàng.

Tuy nhiên, có một vấn đề mang tên “thanh khoản”. Đó là các ngân hàng cần giải quyết bài toán chênh lệch trong kỳ hạn của những người đi gửi tiền và người đi vay. Có những mâu thuẫn cơ bản giữa nhu cầu của người tiết kiệm và nhà đầu tư. Một người nào đó vay tiền để mua nhà hoặc đầu tư dài hạn cần đảm bảo rằng người cho vay sẽ không đột ngột đòi lại tiền của họ. Mặt khác, một người gửi tiết kiệm luôn muốn có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào để trang trải cho các khoản chi tiêu bất ngờ.

Để xã hội phát triển và nền kinh tế được vận hành thì cần giải quyết các vấn đề mâu thuẫn này, đó chính là vai trò “định chế trung gian” của các ngân hàng, điều hòa và cân đối các chênh lệch về kỳ hạn của các khoản tiền gửi và nhu cầu đầu tư để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống tài chính.

Nói cách khác, vai trò của ngân hàng là không thể thiếu đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, giống như cơ thể chúng ta luôn luôn cần quả tim để đảm bảo máu huyết được lưu thông. Cơ thể khỏe mạnh khi có một quả tim làm việc nhịp nhàng và luôn luôn chuẩn xác. Bằng ngược lại, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sẽ xảy ra. Mối quan hệ giữa nền kinh tế và ngân hàng cũng giống hệt như vậy.

Năm 1983, Douglas Diamond và Philip Dybvig đã xây dựng một mô hình lý thuyết để giải thích cách mà hệ thống ngân hàng đã giải quyết vấn đề thanh khoản này như thế nào. Bằng cách đóng vai trò trung gian chấp nhận tiền gửi từ nhiều người tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau, các ngân hàng có thể cho phép người gửi tiền rút tiền của họ bất cứ khi họ muốn, đồng thời cung cấp các khoản vay trung và dài hạn cho khách hàng.

Tuy nhiên, cách phân tích này cũng đã cho thấy các hoạt động của ngân hàng là rất dễ bị tổn thương trước các tin đồn về thanh khoản. Nếu xuất hiện tin đồn rằng đang có rất nhiều người đi rút tiền thì điều này sẽ tạo ra hành vi mang tính tâm lý “bầy đàn” và khi nó vượt quá khả năng chống đỡ của của ngân hàng sẽ tạo ra một dạng “lời tiên tri tự ứng nghiệm” và ngân hàng sẽ sụp đổ. Nếu nói đơn giản hơn là các ngân hàng sẽ tồn tại khi niềm tin tất cả những người đi gửi tiền không rút tiền cùng một lúc không bị phá vỡ.

Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn có thể khắc phục bằng hoạt động điều tiết, bảo hiểm tiền gửi, vai trò “người cho vay cuối cùng” của ngân hàng trung ương và bảo lãnh của nhà nước.

Ben Bernanke, giáo sư kinh tế, người từng giữ chức chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thống, đã đóng góp các kết quả nghiên cứu quan trọng để chứng minh hậu quả kéo theo từ các vụ ngân hàng sụp đổ nghiêm trọng như thế nào cũng như đề xuất các giải pháp để tránh những điều tồi tệ đó.

Trước các nghiên cứu của Bernanke, nhận thức chung cho rằng các cuộc khủng hoảng ngân hàng là hậu quả của một nền kinh tế suy giảm, chứ không phải là một nguyên nhân của nó. Ngược lại, Bernanke đã khẳng định rằng sự sụp đổ của các ngân hàng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng và kéo dài. Và nguyên nhân chính đằng sau các vụ ngân hàng sụp đổi chính là sự thất bại của các hoạt động điều tiết và kiểm soát ngân hàng của Chính phủ.

Một khi ngân hàng phá sản, mối quan hệ giữa ngân hàng và những người đi vay bị cắt đứt. Trong khi đó, mối quan hệ này lại chứa đựng các thông tin rất quan trọng để ngân hàng quản lý hoạt động cho vay của mình một cách hiệu quả. Ngân hàng biết rõ những người đi vay của họ, cũng như có các thông tin chi tiết về những người đi vay đã sử dụng tiền vào việc gì và những điều kiện cần thiết để đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả.

Việc xây dựng các mối quan hệ như vậy cần một thời gian dài và nó không thể đơn giản chuyển cho những người cho vay khác khi một ngân hàng sụp đổ. Đó là còn chưa kể đến việc một ngân hàng sụp đổ sẽ làm dấy lên hiệu ứng lây lan và tạo ra những hiệu ứng tâm lý tiêu cực cho thị trường tài chính.

Do đó, việc sửa chữa một hệ thống ngân hàng thất bại có thể mất rất nhiều năm. Trong thời gian đó, nền kinh tế sẽ hoạt động vô cùng kém cỏi. Bernanke đã chứng minh rằng nền kinh tế không thể nào phục hồi cho đến khi nhà nước thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn sự hoảng loạn lan rộng trong hệ thống tài chính – ngân hàng.

Lần này, kinh tế vĩ mô đã giải cứu thế giới

Các nghiên cứu của Bernanke dựa vào việc phân tích cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Từ tháng 1/1930 đến tháng 3/1933, sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm 46% và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 25%. Cuộc khủng hoảng lan nhanh, dẫn đến suy thoái kinh tế sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Anh, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 25% và ở Úc là 29%. Ở Đức, sản xuất công nghiệp gần như giảm một nửa và hơn một phần ba lực lượng lao động không có việc làm. Tại Chile, thu nhập quốc dân đã giảm 33% từ năm 1929 đến năm 1932.

Các ngân hàng sụp đổ khắp nơi, người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa và nạn đói đã xảy ra trên diện rộng ngay cả ở các nước tương đối giàu có. Các nền kinh tế trên thế giới chỉ bắt đầu thực sự phục hồi vào giữa thập kỷ này.

Trước khi Bernanke công bố các kết quả nghiên cứu của mình, các học giả đều cho rằng suy thoái kinh tế có thể được ngăn chặn nếu ngân hàng trung ương in thêm tiền. Bernanke cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thiếu hụt tiền có thể góp phần vào suy thoái kinh tế nhưng tin rằng cơ chế này không thể giải thích tại sao cuộc khủng hoảng lại sâu sắc và kéo dài như vậy. Thay vào đó, Bernanke chỉ ra rằng nguyên nhân chính của nó là sự suy giảm khả năng của hệ thống ngân hàng trong việc chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản đầu tư hiệu quả. Ông phát hiện ra rằng chính các yếu tố có liên quan trực tiếp đến việc các ngân hàng thất bại cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái của nền kinh tế.

Bernanke cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các cơ chế điều tiết và kiểm soát hệ thống ngân hàng của Chính phủ để đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng các khoản tiền tiết kiệm mà họ huy động được vào hoạt động đầu tư. Làm sao để đảm bảo tính hiệu quả trong việc phân bổ vốn đầu tư cho nền kinh tế và kiểm soát tín dụng là một trong những yếu tố để đảm bảo sức khỏe cho hệ thống ngân hàng. Và Bernanke cũng cho rằng chính sự thất bại của các cơ chế điều tiết này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại và sụp đổ của các ngân hàng.

Đến năm 2009, khi nước Mỹ bắt đầu rơi vào cuộc Đại khủng hoảng theo sau vụ bùng nổ bong bóng giá nhà đất và các tài sản nói chung, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và hàng loạt định chế tài chính, ngân hàng của Mỹ; lúc này, Bernanke đang là người lèo lái con thuyền kinh tế Mỹ, giữ chức chủ tịch Fed. Ông áp dụng các kết quả nghiên cứu của chính mình vào thực tiễn hoạch định các chính sách giải cứu nền kinh tế Mỹ đang gặp phải những vấn đề hết sức nghiêm trọng về thanh khoản và các chức năng khác của khu vực tài chính đã gần như tê liệt.

Bằng các giải pháp đã thực hiện, kết quả là hậu quả của Đại khủng hoảng năm 2009 không thê thảm như Đại suy thoái 1930. Trong Đại suy thoái, một nửa các ngân hàng của Mỹ đã sụp đổ trong khi con số này của Đại khủng hoảng là 0,6%. Việc áp dụng các chính sách của Bernanke đã giúp cho nước Mỹ chặn đứng một cơn hoảng loạn bao trùm thị trường tài chính và giúp giảm thiểu tối đa các hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội kéo theo sau.

Đến năm 2020, đại dịch toàn cầu bùng nổ kéo theo các vấn đề kinh tế nghiêm trọng đã một lần nữa cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các biện pháp đã được thực hiện để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những kinh nghiệm và hiểu biết được đóng góp bởi các nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2022 đã giúp cho thế giới tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính thảm khốc và có thể lây lan, phát triển thành các vấn đề có tính chất toàn cầu - điều đã được nhiều nhà kinh tế học trước đó bày tỏ sự lo ngại và liên tục cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu theo sau cuộc Đại phong tỏa 2020 - 2021 (The great lockdown).

Lý thuyết kinh tế học, thường bị chỉ trích là các mô hình toán phức tạp, trừu tượng, khó hiểu và rất khô khan nhưng lần này, thực sự đã giải cứu thế giới, hay ít ra là đã ngăn chặn những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra theo sau các cuộc suy thoái kinh tế.

Nhưng thực ra thì thế giới hay nói rõ hơn là các nền kinh tế lại là một thực thể phức tạp, luôn chuyển động và chứa đựng nhiều vấn đề không chỉ có ngân hàng, thanh khoản và các quy định điều tiết. Thậm chí các vấn đề này còn “đoạt giải Nobel” từ trước đó rất lâu như bất cân xứng thông tin, tài chính hành vi, rủi ro đạo đức hay vấn đề hợp đồng… Vì vậy, liệu các nền kinh tế có thực sự cần giải cứu hay chỉ cần người ta đừng làm cho nó ngày càng bất ổn hơn và dễ bị tổn thương hơn!?

vietnamfinance.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nobel Kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người lao động ngành dệt may trước sức ép

Người lao động ngành dệt may trước sức ép 'xanh hóa'

Năm 2025, ngành dệt may vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có sức ép “xanh hóa” từ chuỗi sản xuất đến cung ứng.
Ngành Công Thương chủ động thực hiện cam kết Net Zero

Ngành Công Thương chủ động thực hiện cam kết Net Zero

Theo TS. Nguyễn Hoàng Nam, ngành Công Thương đã chủ động trong giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện Net Zero trong bối cảnh vẫn thích ứng biến đổi khí hậu.
Trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.
Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ông Vũ Đăng Minh, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo nghị định chính sách chế độ cán bộ khi tinh gọn bộ máy cần phải có cách giữ chân người tài.
Bắc Giang: Dự kiến giảm 11 tổ chức đảng, 6 sở ngành

Bắc Giang: Dự kiến giảm 11 tổ chức đảng, 6 sở ngành

Bắc Giang vừa tổ chức họp bàn về phương án tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó, dự kiến giảm 11 tổ chức đảng, 6 sở ngành.

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về

Truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về

Sáng ngày 28/12, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện: “Gặp mặt giới thiệu sản phẩm truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về”.
Nhiều đơn vị dệt may đủ việc làm cho người lao động hết quý I/2025

Nhiều đơn vị dệt may đủ việc làm cho người lao động hết quý I/2025

Nhiều đơn vị ngành dệt may đã có đủ việc làm cho người lao động hết quý I/2025, một số doanh nghiệp còn ký được đơn hàng hết quý II thậm chí quý III/2025.
Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Tỉnh Hà Tĩnh vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).
Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Về thông tin nhân sự ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm lại Đại tướng Nguyễn Tân Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12, nhiệt độ Bắc Bộ tiếp tục trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ mưa to do ảnh hưởng của không khí lạnh.
Báo Lao Động tổ chức tọa đàm Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Báo Lao Động tổ chức tọa đàm Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm 'Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát'.
Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Ông Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII.
10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổng kết và chính thức công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024.
Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Liên quan đến vụ ngộ độc rượu xảy ra tại TP. Vũng Tàu, sau xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện chất methanol trong mẫu rượu cao gấp 2.353 lần.
Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Dù người dân sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, nhưng ngọn lửa trong vụ cháy quán ăn ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vẫn bùng dữ dội...
Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội thời gian tới là bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân.
Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Với 100% đại biểu có mặt bỏ phiếu nhất trí bầu bà Nguyễn Thị Hương và ông Nguyễn Việt Oanh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nhiệm kỳ 2020-2025.
Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Thiết bị bay siêu nhẹ gây tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh, an toàn hàng không và trật tự xã hội, vấn đề này Bộ Quốc phòng đã đưa ra các giải pháp.
Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Về thông tin nhân sự ngày 26/12, ông Hoàng Gia Long được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường nhưng nền nhiệt ban ngày vẫn ở ngưỡng 20 độ. Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

LogiChain 2024 tiếp tục khẳng định vị thế của mình với vai trò là một cuộc thi tiên phong trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng trên cả nước.
Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Tối 26/12/2024, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) tìm thấy một khách hàng trúng Vietlott Power 6/55, giải Jackpot 2 với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng.
Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Ngày 25/12, trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động