Chủ nhật 22/12/2024 21:46

Ninh Thuận: Thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực phát triển

Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Tạo đột phá từ hạ tầng giao thông

Nhằm góp phần khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng lợi thế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Ninh Thuận đã huy động nguồn vốn đầu tư công và vốn các thành phần kinh tế tập trung đầu tư các ngành, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh. Trong 5 năm gần đây, dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động đạt khoảng 105,518 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước21.844 tỷ đồng, chiếm 20,7%; vốn đầu tư các thành phần kinh tế và dân cư là 83.674 tỷ đồng, chiếm 79,3%.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận gặp mặt doanh nghiệp tháng 10/2024

Từ nguồn lực trên, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông đồng bộ, theo hướng hiện đại, tạo thành mạng lưới giao thông hợp lý, tính kết nối cao, tạo động lực lan tỏa để thúc đẩy các ngành, lĩnh vực, vùng động lực phát triển.

Ông Trần Quốc Nam- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá, ưu tiên các tuyến kết nối cao tốc Bắc - Nam, các tuyến quốc lộ đến khu công nghiệp, hệ thống cảng biển, các trục chính trong khu đô thị và các trục nối vùng kinh tế trọng điểm.

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành bến 1A cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 có khả năng tiếp nhận tàu đến 100.000 tấn, đang đẩy nhanh triển khai bến 1B và kêu gọi đầu tư giai đoạn 2; Kêu gọi đầu tư đường sắt nối cảng Cà Ná đến đường sắt Bắc - Nam; Phối hợp Bộ Giao thông vận tải cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt Nha Trang - Sài Gòn; Kêu gọi đầu tư đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thành việc giải phóng mặt bằng đưa dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 đoạn qua TP. Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Sơn, dài trên 12km đi vào hoạt động. Phối hợp Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn qua tỉnh) dài 63km đúng tiến độ đưa vào hoạt động tháng 4/2024.

Ông Trần Quốc Nam - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận còn rất nhiều dư địa phát triển và mong muốn có sự quan tâm, đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỉnh Ninh Thuận luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư thành công góp phần mang lại sự thịnh vượng cho tỉnh Ninh Thuận.

Có thể nói, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông tuyến ngày 26/4 đã kết nối Ninh Thuận với các cực tăng trưởng là TP.HCM, Khánh Hòa gần hơn bao giờ hết. Ninh Thuận nằm giao với 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc - Nam và đường sắt Bắc - Nam, cùng với Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên. Đây là vị trí giữ vai trò cầu nối trong mối liên kết, thúc đẩy phát triển giữa các địa phương vùng Nam Trung bộ. Ngoài ra, Ninh Thuận đang tập trung phát triển vận tải cảng biển, logistics, sân bay, hướng đến liên kết phát triển với các tỉnh phía Nam, Nam Tây Nguyên, các tỉnh trong vùng Nam Trung bộ trong thời gian tới.

Hạ tầng dần hoàn thiện giúp Ninh Thuận có cơ sở triển khai các chính sách đột phá trong thu hút đầu tư. Theo ông Trần Quốc Nam, Ninh Thuận đang áp dụng chính sách đầu tư theo hướng bảo đảm quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện và đơn giản nhất.

Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư, tỉnh Ninh Thuận cũng áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Nhà nước đối với thuê đất, cấp đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế xuất nhập khẩu. Toàn bộ các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng khung chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất.

Các nhà đầu tư khảo sát mô hình Cảng biển tổng hợp Cà Ná.

Ninh Thuận cũng đẩy mạnh các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Minh chứng rõ nhất cho nỗ lực này đó là, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện rõ rệt, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng lên. Chỉ số PCI của tỉnh năm 2023 tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 02/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất. Đến năm 2025 dự kiến nàm trong TOP 15 tỉnh thành của cả nước.

“Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Ninh Thuận đạt 9,28%/năm. 9 tháng đầu năm 2024, GRDP Ninh Thuận tăng 8% so cùng kỳ, đứng 19/63 tỉnh thành phố; trong đó giải ngân vốn đầu tư công đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ninh Thuận phấn đấu năm 2024 tăng trưởng GRDP tăng trên 9%.

Hạ tầng dần hoàn thiện, chính sách đầu tư cởi mở, môi trường đầu tư thông thoáng giúp Ninh Thuận từng bước thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có có 4.613 doanh nghiệp đang hoạt động, với số vốn 97.380,9 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã tham gia đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có lợi thế về năng lượng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các dự án FDI đi vào hoạt động có quy mô lớn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của tỉnh...

Tăng cường xúc tiến đầu tư

Ông Trần Quốc Nam cho biết, để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thuận lợi trong tìm hiểu, nắm bắt cơ hội, quyết định đầu tư, Ninh Thuận đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh thường xuyên được đổi mới, linh hoạt theo hướng chủ động tiếp cận nhà đầu tư, đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . Lãnh đạo tỉnh đã chủ động gặp gỡ, làm việc, giới thiệu về tiềm năng của tỉnh với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore...; các doanh nghiệp có quy mô lớn; tham gia các buổi tọa đàm cấp tỉnh và cấp vùng... Đồng thời, tăng cường công tác giới thiệu và quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế - thương mại, ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam và của Việt Nam tại nước ngoài…

Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đã trao đổi, thảo luận với nhà đầu tư, doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai về các tiềm năng, thế mạnh , cơ hội đầu tư vào Ninh Thuận.

Bên cạnh việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Ninh Thuận cũng chú trọng mời gọi các nhà đầu tư trong nước. Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã phối hợp với các tỉnh, thành phố, như Bình Dương, Đồng Nai… tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Sắp tới đây, tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, các khu, cụm công nghiệp Ninh Thuận tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính vì vậy, thời gian qua, Ninh Thuận đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, chiến lược đầu tư vào phát triển hạ tầng cảng biển, phát triển công nghiệp, hạ tầng đô thị và các lĩnh vực trọng điểm, đột phá của tỉnh. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ đến năm 2024, tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 75 dự án với số vốn trên 41.460 tỷ đồng; trong đó có 08 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 70,07 triệu USD. Nâng tổng số dự án đến nay trên địa bàn tỉnh là 472 dự án với tổng số vốn 238.126 tỷ đồng; trong đó có 43 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 1.156,83 triệu USD.

Nhiều dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa được triển khai tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển, như: Cảng biển tổng hợp Cà Ná; hạ tầng Khu Công nghiệp Cà Ná; Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1 công suất 1.500 MW; các dự án du lịch: Mũi Dinh CAPADARAN; Khu du lịch sinh thái Núi Chúa; dự án Sunbay Park Hotel&Resort; các dự án khu đô thị mới: Đầm Cà Ná; Mỹ Phước; Phủ Hà…

Ưu tiên các dự án đầu tư trọng điểm

Ông Trần Quốc Nam cho biết, hiện nay tỉnh Ninh Thuận đang tập trung huy động nguồn lực để hiện thực hóa Quyết định 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên tinh thần đó, Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển trọng tâm tại khu vực phía Nam tỉnh, tạo tiền đề cơ sở hình thành khu kinh tế ven biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

Theo ông Trần Quốc Nam, hiện nay, Ninh Thuận còn rất nhiều dư địa phát triển và mong muốn có sự quan tâm, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. "Sự thành công của doanh nghiệp cũng chính là sự thành công của tỉnh", chính vì vậy tỉnh luôn đón nhận các nhà đầu tư mang hết tâm huyết, trách nhiệm đến đầu tư tại tỉnh và tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư thành công góp phần mang lại sự thịnh vượng cho tỉnh Ninh Thuận.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ninh Thuận đã tập trung chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, trong đó tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ, thu hút đầu tư, xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Ninh Thuận đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Trong lĩnh vực du lịch, để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhằm thực hiện mục tiêu đưa ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025 và thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững vào năm 2030, Ninh Thuận cũng đẩy mạnh đầu tư hạ tầng du lịch.

Ninh Thuận ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc, phía Nam và trung tâm TP. Phan Rang - Tháp Chàm. Từ đó, hình thành hệ thống khách sạn, trung tâm thương mại, các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng, lưu trú; các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển; xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, hấp dẫn. Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực duyên hải miền Trung và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hiện nay, Ninh Thuận tập trung thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết của Tỉnh ủy, gồm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về cơ chế chính sách, khơi thông nguồn lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm, nhất là dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, liên vùng; tạo đột phá trong lĩnh vực đất đai để khơi thông nguồn lực và phát triển 6 ngành/lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư, nhất là đầu tư công; năng lượng; du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kinh tế đô thị.

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, kết nối xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại các tỉnh, thành phố là vùng trọng điểm kinh tế phía Nam của cả nước; thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến công nghiệp, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; thông qua đó để thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, chiều ngày 15/11/2024, tại Khách sạn Continental Saigon tại 134 Đường Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị có sự tham dự của Thường trực Tỉnh ủy, Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Thuận; Lãnh đạo Thành ủy, UBND, lãnh đạo các Sở, ban, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng Lãnh sự quán các nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo các Hiệp hội Doanh nghiệp và khoảng 150 doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh

Hội nghị là dịp để tỉnh Ninh Thuận giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, các khu, cụm công nghiệp Ninh Thuận tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, là dịp để các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư vào 5 cụm ngành quan trọng của tỉnh: Năng lượng, năng lượng tái tạo; Du lịch chất lượng cao; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng và thị trường bất động sản và các dự án đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo sự bứt phá cho ngành công nghiệp của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh Ninh Thuận trân trọng chào đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu, mở rộng đầu tư kinh doanh; tỉnh Ninh Thuận cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh, đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động tại địa phương, đảm bảo quyền lợi tốt nhất, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

diendandoanhnghiep.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững