Thứ năm 05/12/2024 09:41

Ninh Bình: Quản lý hiệu quả hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng nhu cầu phục vụ khai thác khoáng sản và thi công các công trình.

Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã sử dụng 956.390 kg thuốc nổ các loại. Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ khai thác khoáng sản và thi công các công trình xây dựng, đặc biệt là việc khai thác nguyên liệu phục vụ thi công đường cao tốc Bắc - Nam.

Theo số liệu từ Sở Công Thương Ninh Bình, trên địa bàn tỉnh này hiện có 38 đơn vị hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gồm: 01 đơn vị sản xuất, 02 đơn vị cung ứng vật liệu nổ công nghiệp và hoạt động dịch vụ nổ mìn do Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cấp phép hoạt động; 35 đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản và thi công công trình xây dựng (thi công mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam) do Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương; UBND tỉnh Ninh Bình và Sở Công Thương Ninh Bình cấp phép.

Các đơn vị hoạt động nổ mìn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã lập đầy đủ phương án nổ mìn và hộ chiếu nổ mìn theo mẫu hướng dẫn của Bộ Công Thương. (Ảnh minh họa)

Trong 6 tháng đầu năm 2022 các đơn vị trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình đã sử dụng 956.390 kg thuốc nổ các loại, giảm 21% so với 6 tháng đầu năm 2021.

Các đơn vị hoạt động nổ mìn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều có giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép, có đủ hồ sơ pháp lý về hoạt động vật liệu nổ theo quy định và đều xây dựng được hệ thống tổ chức thực hiện công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đầy đủ thành phần cơ cấu theo quy định như: bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn, thành lập đội công nhân trực tiếp có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp (thợ mìn, thủ kho...) đáp ứng được nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định pháp luật.

Có thể thấy, các đơn vị hoạt động nổ mìn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã lập đầy đủ phương án nổ mìn và hộ chiếu nổ mìn theo mẫu hướng dẫn của Bộ Công Thương; phối hợp với chính quyền địa phương nơi nổ mìn thông báo cho nhân dân quanh khu vực biết thời gian, thời điểm, tín hiệu và các biển báo khu vực nguy hiểm do nổ mìn, cơ bản thực hiện đầy đủ quy định về công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

Các đơn vị do Bộ Công Thương cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp làm dịch vụ nổ mìn, khi tham gia hoạt động dịch vụ nổ mìn tại địa phương đều thông báo đầy đủ theo quy định trước khi hoạt động nổ mìn.

Có thể nói, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua đáp ứng được nhu cầu phục vụ khai thác khoáng sản và thi công các công trình xây dựng, đặc biệt là việc khai thác nguyên liệu phục vụ thi công đường cao tốc Bắc - Nam.

Đáng chú ý, các đơn vị hoạt động vật liệu nổ công nghiệp không để xảy ra các tai nạn, sự cố gây ảnh hưởng người lao động và các đối tượng, công trình cần bảo vệ; không phát hiện việc để vật liệu nổ công nghiệp thất thoát ra ngoài hoặc được sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư