Thứ ba 22/04/2025 03:55

Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ Hội trại Văn hóa diễn ra dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (Lễ hội Đền Hùng năm 2025).

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày tel:29/3-7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 âm lịch) nhằm tri ân công đức Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, trong khuôn khổ hai chương trình trên, Hội trại Văn hóa và trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng cũng diễn ra từ ngày tel:29/3-7/4/2025 (tức 1/3 đến 10/3 âm lịch) tại khu vực đồi Phú Bùng - Khu di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham gia của 13 huyện, thành phố, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, Hội trại Văn hóa đã tái hiện sinh động những phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Mỗi trại được thiết kế mang đậm nét văn hóa và đặc trưng của từng địa phương, trong đó bố trí khu vực trưng bày tranh ảnh, tư liệu, giới thiệu về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá tiềm năng du lịch.

Điểm nhấn của Hội trại Văn hóa là việc các huyện, thành, thị tham gia trưng bày, giới thiệu nông sản, hàng hóa đặc trưng, sản phẩm OCOP địa phương như: Chè xanh, mật ong rừng, thịt chua, cá thính, bưởi, đồ thủ công mỹ nghệ... để phục vụ nhân dân, du khách.

Trong thời gian diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tại Hội trại Văn hóa còn diễn ra các hoạt động trải nghiệm, thực hành quy trình sản xuất sản phẩm, nghề truyền thống; tổ chức các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ...

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại Hội trại Văn hóa được tổ chức trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương:

Hội trại Văn hóa và trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng cũng diễn ra từ ngày tel:29/3-7/4/2025 (tức 1/3 đến 10/3 âm lịch) tại khu vực đồi Phú Bùng (Khu di tích lịch sử Đền Hùng). Hội trại Văn hóa năm nay có sự tham gia của 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

Trại văn hóa là nơi trưng bày, giới thiệu hình ảnh, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá tiềm năng du lịch của từng huyện, thị, thành trong tỉnh.

Điểm nhấn tại các trại văn hóa chính là sự xuất hiện của các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của từng huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh. Trong hình là gian hàng trưng bày của huyện Lâm Thao.
Huyện Lâm Thao có nhiều sản phẩm OCOP như mì bí đỏ, mì nghệ, mì hoa thiên lý, ổi lê, hạt mắc ca (xã Vĩnh Lại); ủ ấm, nấm hương tươi shitake, bún khô (xã Sơn Vi); nho Hạ đen, rượu nho, rượu nếp Phùng Nguyên (xã Phùng Nguyên)...
Sản phẩm ủ ấm được làm thủ công tại xã Sơn Vi (huyện Lâm Thao).
Tại Trại văn hóa huyện Phù Ninh có nón lá, một sản phẩm đặc trưng của huyện được thiết kế, trang trí theo hình chữ S, tượng trưng cho đất nước Việt Nam.
Gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, hàng hóa đặc trưng của huyện Phù Ninh. Trong đó, có các sản phẩm nổi tiếng như: Nón lá Gia Thanh, cá thính Tử Đà, chè Đức Tỵ Tiên Phú...
Sản phẩm nón lá Gia Thanh (xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh) được trưng bày, giới thiệu tại hội trại. Giá của mỗi chiếc nón dao động từ 80 -120 nghìn đồng/chiếc. Nghề làm nón lá ở xã Gia Thanh đã có truyền thống gần 100 năm.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tịch (xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh) đang hoàn thiện một chiếc nón. Mỗi chiếc nón lá làm ra đã góp phần bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của làng nghề, đồng thời tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân trong xã.
Sản phẩm OCOP chè xanh Đức Tỵ Tiên Phú (xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh) được trưng bày trong hội trại. Đặc trưng của sản phẩm chè này là màu xanh vàng trong vắt, có mùi thơm mộc.
Cá thính Tử Đà, món ăn đặc trưng có nguồn gốc từ xã Bình Phú, huyện Phù Ninh. Sản phẩm này có vị chua, mặn, thơm đặc trưng có giá từ 120 - 150 nghìn đồng/hộp.
Gian hàng trưng bày nông sản sạch, rau an toàn của thị xã Phú Thọ, một trong những vùng trồng rau lớn nhất của tỉnh Phú Thọ.
Sản phẩm bánh Trung thu thương hiệu Tạ Quyết của thị xã Phú Thọ đã được biết đến từ hàng chục năm nay. Người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt đậm của đường mía, vị ngọt bùi của mứt bí, hạt sen và vị béo ngậy của thịt mỡ có trong bánh.
Sản phẩm chè xanh thơm Phú Hộ (thị xã Phú Thọ) thu hút người dùng bởi đặc trưng nước xanh, vị ngọt lưu lại sau khi uống nhiều giờ.
Gian hàng sản phẩm thịt chua Bảo Vinh Foods của thành phố Việt Trì. Sản phẩm này có giá từ 35 - 60 nghìn đồng/hộp.
Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Giỗ Tổ Hùng Vương

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu