Thứ sáu 22/11/2024 04:41

Nhượng quyền thương mại: Hạn chế tối đa rủi ro

Theo Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (IFA), Việt Nam được dự báo sẽ là điểm đến của nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng trong thời gian tới, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

IFA chỉ rõ, Việt Nam là thị trường nhượng quyền thương mại hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á với nhiều lĩnh vực tiềm năng, như: Thực phẩm và đồ uống, giáo dục, y tế và dinh dưỡng, dịch vụ kinh doanh, khách sạn, thời trang…

Ảnh minh họa

Mô hình kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đây là phương thức giúp các doanh nghiệp nhượng quyền tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp.

Đối với bên nhận nhượng quyền, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong kinh doanh. Thông qua uy tín của các thương hiệu lớn được nhượng quyền, sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến.

Theo bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia, ngành nhượng quyền có đóng góp đáng kể vào GDP và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia có ngành nhượng quyền phát triển, mức đóng góp khoảng 5-10% GDP. Tại Hoa Kỳ, “cái nôi” của ngành nhượng quyền, con số này là 5,1%; Canada với 10%, Australia 9% và Nam Phi 9,7%.

Ở châu Á, nhượng quyền phát triển mạnh nhất tại Hàn Quốc với mức đóng góp vào GDP là 7,8%, Malaysia 6,3%, Philippines 5%, Singapore 3%.

Còn tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại được tìm thấy trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề, trong đó ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) thường chiếm số lượng lớn. Trước Covid-19, đã có các thương hiệu nhượng quyền lâu năm và rất thành công như: Trung Nguyen Coffee, Pho 24, T&T, Cafe Bobby Brewers, Kinh Do Bakery, Wrap and Roll, Café Cong, AQ Silk, Shop and Go, Highlands Coffee…

Theo đánh giá, thời kỳ hậu Covid-19, hoạt động nhượng quyền có thể phát triển mạnh mẽ ở các mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ, mô hình linh hoạt hay những mô hình có mức đầu tư thấp và hoàn vốn nhanh. Để nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp được khuyến cáo nên lựa chọn đầu tư vào những ngành phục vụ nhu cầu cơ bản; những mô hình linh hoạt; đa dạng kênh doanh thu; đầu tư vừa phải và thu hồi vốn nhanh; ứng dụng nền tảng quản trị số vào hoạt động kinh doanh; đẩy mạnh đầu tư mô hình phát triển bền vững.

Người tham gia kinh doanh nhượng quyền cần lưu ý đến ngôn ngữ của hợp đồng; các điều khoản đảm bảo chất lượng; kênh truyền thông sản phẩm, dịch vụ; nguồn nguyên liệu thay thế; điều khoản chuyển tiếp về quyền; gia hạn hợp đồng…

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc