Chủ nhật 20/04/2025 19:37

Những vấn đề quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2017-2020

Sáng 14/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo tham vấn: “Tổ chức thực hiện thực chất tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2017-2020”.

Tại hội thảo, với sự tài trợ của Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (The Restructuring for a more Competitive Vietnam - RCV), các chuyên gia kinh tế đã có những báo cáo chi tiết, những vấn đề quan trọng về tổ chức thực hiện thực chất tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2017-2020.

Các báo cáo tập trung vào ba vấn đề: Thành lập ban chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu kinh tế và kinh nghiệm quốc tế, những đề xuất cho Việt Nam; Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Thực trạng và các vấn đề về tổ chức thực hiện; Tái cơ cấu đầu tư công và chính sách công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng về tổ chức thực hiện.

Liên quan đến đề xuất thành lập ban chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu kinh tế, theo ông Đinh Trọng Thắng, Trưởng ban Chính sách đầu tư của CIEM nhìn nhận, từ thực tế hoạt động của nhiều ban chỉ đạo quốc gia ở Việt Nam, điều kiện để ban chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu kinh tế hoạt động có hiệu quả là có sự thảo luận tại phiên họp Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu nhân sự của ban chỉ đạo; chương trình hoạt động của ban chỉ đạo cần được Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ phê duyệt; có vị thế độc lập với các bộ; có sứ mệnh rõ ràng thúc đẩy tái cơ cấu và năng suất của nền kinh tế. "Chức năng hoạt động chủ yếu của ban chỉ đạo là tập trung vào tư vấn cho Thủ tướng và tạo sự ủng hộ của các bên liên quan, tuy nhiên vẫn thực hiện chức năng giám sát và điều phối khi cần thiết. Đặc biệt, các bộ, ngành phải có trách nhiệm giải trình với ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế, ông Thắng nhấn mạnh".

Mô hình của ban chỉ đạo quốc gia gồm: Trưởng ban là một Phó Thủ tướng, phó trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên ban chỉ đạo là lãnh đạo các Bộ, các chuyên gia kinh tế.

Về vấn đề tái cơ cấu đầu tư công và chính sách công nghiệp, theo TS. Đặng Quang Vinh (CIEM), căn cứ thực tế của quá trình vận hành chính sách công nghiệp lâu nay, các giải pháp hỗ trợ có thể được hình dung theo chiều ngang và chiều dọc. Các giải pháp hỗ trợ chiều ngang được tính đến gồm tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí thể chế, có chính sách ngoại hối, chủ động tạo lợi thế cho xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp chế tạo khai thác các FTA. Đặc biệt thúc đẩy hình thành thị trường vốn mạo hiểm, vốn mồi.

TS Vinh cũng thẳng thắn nêu lên các giải pháp hỗ trợ theo chiều dọc. Theo đó cần từ bỏ ngay những dự án không có khả năng cạnh tranh, chấm dứt việc hỗ trợ những ngành biết chắc không thể cạnh tranh; cắt lỗ chuyển nguồn lực cho các dự án khác. Đồng thời tập trung khai thác hết năng lực của những ngành đang có lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ bằng quản trị, khoa học công nghệ, tiếp cận vốn để nâng cao năng suất, mở rộng thị trường. Đặc biệt cần mạnh dạn lựa chọn ngành tương lai, những ngành đã xuất hiện và tiềm năng nhưng chưa lớn mạnh, cần được hỗ trợ phá bỏ rào cản để vươn ra thế giới.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận