Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước

Chiều 9/4, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Tọa đàm về “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại DN Việt Nam -Trung Quốc".
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò mở đường trong nền kinh tế Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sự kiện do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC) và Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) tổ chức.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu dự Tọa đàm

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã phối hợp tổ chức tọa đàm; đồng thời nhấn mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói chung và hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng và đang có nhiều bước tiến tích cực, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho cả hai bên.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu khai mạc Tọa đàm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Trong đó, chú trọng phát triển bền vững, lấy con người là trung tâm, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa giá trị con người. “Trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng tôi xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh cho biết, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh Việt Nam đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, các thách thức của việc đẩy mạnh cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là rất gay gắt nhưng đây là con đường tất yếu mà chúng tôi sẽ phải đi qua bởi nếu thực hiện tốt việc đổi mới, cơ cấu lại bao gồm cả việc chuyển đổi sở hữu để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đang có tại khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao mức tăng trưởng GDP cho nền kinh tế Việt Nam.

Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP đạt xấp xỉ 30%, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động (chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), thể hiện vai trò chủ đạo trên một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế về hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh đề nghị các đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp tập trung trao đổi, thảo luận về những bài học kinh nghiệm; đưa ra những kiến nghị, đề xuất, gợi mở về chính sách để tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tìm ra những nhân tố phát triển mới, để đảm bảo cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đi vào thực chất.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Toàn cảnh Tọa đàm

Ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC), nhấn mạnh cuộc Tọa đàm được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, tình hình thế giới có những thay đổi, doanh nghiệp nhà nước có sứ mệnh quan trọng, không thể thay thế nhất là khi vừa qua thế giới phải ứng phó với đại dịch COVID-19.

Ông Trương Ngọc Trác khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp; cùng phương thức vận hành, kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.

Toạ đàm là không gian để hai bên tiếp tục trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đất nước. Theo đó cần xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, cởi mở, “giàu sức sống”, là trụ đỡ kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội, có khả năng đối phó với khủng hoảng.

Cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam gắn liền với đổi mới nền kinh tế

Phát biểu chuyên đề về kết quả, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, Phó Chủ tịch CMSC Đỗ Hữu Huy cho biết, đến năm 2023, Việt Nam có 676 doanh nghiệp nhà nước, trong đó gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp này đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả, một số tập đoàn, tổng công ty và dự án đầu tư còn thua lỗ, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế; đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều ngành, lĩnh vực mới.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Toàn cảnh Tọa đàm chuyên đề

Phó Chủ tịch Đỗ Hữu Huy nhắc lại, Đảng và Chính phủ Việt Nam xác định lấy đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước, đặt ra yêu cầu tất yếu phải cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục phát huy vai trò là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, thực hiện vai trò dẫn dắt, tích cực chủ động tham gia xây dựng phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tiên phong trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

“Với kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước từ Đại hội XVII, năm 2012 của Trung Quốc đến nay sẽ là những bài học kinh nghiệm và giá trị đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” - Phó Chủ tịch Đỗ Hữu Huy cho hay và thông tin, quá trình cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới nền kinh tế và được quan tâm từ Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 2001, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tập trung vào mục tiêu:

Một là, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty một cách toàn diện; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò quan trọng, dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, cuốn hút, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới quản trị doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước;

Hai là, cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Trước yêu cầu của bối cảnh mới, Phó Chủ tịch Đỗ Hữu Huy cho rằng, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn tới cần phải được ưu tiên, tập trung hơn nữa nhằm phát huy vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, thực hiện vai trò dẫn dắt, tích cực chủ động tham gia xây dựng phát triển đất nước để góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam.

Thời gian qua, hai cơ quan ủy ban của hai nước đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, tham quan, học tập. SASAC đã mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cao cấp cho doanh nghiệp nhà nước của CMSC. CMSC mong muốn SASAC tiếp tục mở các lớp đào tạo, đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam các lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp Trung Quốc như cơ sở hạ tầng công nghệ cao, năng lượng sạch và viễn thông.

Nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp, ông Trương Ngọc Trác - Chủ nhiệm SASAC cho biết, SASAC và CMSC đã tích cực trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra nhằm thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.

Thông qua những cuộc toạ đàm, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, ông Trương Ngọc Trác cho rằng đây sẽ là bước đệm thúc đẩy hợp tác thực chất, tạo bước tiến mới, tăng cường hiểu biết sâu rộng, tiếp tục phát triển quan hệ theo các hướng sau:

Một là, tiếp tục tiếp tục xây dựng cộng đồng chia sẻ Việt Nam – Trung Quốc, phục vụ mục đích phát triển doanh nghiệp 2 nước ở các lĩnh vực công nghệ hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, thương mại…

Hai là, trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và nhận thức chung cấp cao hai Đảng, hai nước, tranh thủ cơ hội và hiện thực hoá sớm quan hệ hợp tác, cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai” và “Vành đai và Con đường".

Kinh nghiệm thực tiễn từ doanh nghiệp

Tại buổi Tọa đàm, doanh nghiệp hai nước đã trao đổi về kết quả, bài học về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Trung Quốc; bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và các nội dung lớn khác được quan tâm; các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc đã cùng trao đổi, thảo luận để phát huy hơn nữa vai trò và giá trị của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế mỗi nước nói riêng, hợp tác kinh tế hai nước nói chung…

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp hình lưu niệm với các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới quản trị doanh nghiệp và triển khai cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Huy - Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bày tỏ, qua hơn 17 năm hoạt động (8/2006-4/2024), thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ Việt Nam giao, SCIC đã đóng góp tích cực vào việc đổi mới phương thức thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Huy thông tin, trong việc triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, SCIC được xem là một trong những đơn vị đi đầu với kết quả tích cực về thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp trong danh mục Nhà nước không cần nắm giữ đạt hiệu quả cao.

Về triển khai thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến nay, SCIC đã bán vốn tại 1.054 doanh nghiệp (bán hết: 950 doanh nghiệp, bán bớt: 104 doanh nghiệp, bán quyền mua: 19 doanh nghiệp), thu về 51.668 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn. Công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, đạt được hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Về công tác cổ phần hóa, Tổng Giám đốc SCIC cho biết, đến nay, SCIC đã tiếp nhận 34 công ty trách nhiệm hữu hạn 1,2 thành viên và hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa và bán vốn tại 30 doanh nghiệp.

Là doanh nghiệp duy nhất đang quản lý, khai thác 3.143 km đường sắt, với hơn 300 nhà ga nối liền 34 tỉnh, thành phố vùng kinh tế của Việt Nam. Trong đó bao gồm 3 khổ đường là 1.000 mm, đường lồng (1.435 mm & 1.000 mm) và đường 1,435mm, ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, về phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, VNR tập trung trọng tâm với 2 nội dung là tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây dựng thêm kết nối tuyến đường sắt hiện hữu, đảm bảo kết nối cảng biển, khu công nghiệp, ICD, kết nối quốc tế; và xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, trước tình hình mới, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đề nghị cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp hai bên đẩy mạnh kết nối chiến lược thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tạo thuận lợi để doanh nghiệp hai nước cùng phát triển.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động