Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương” Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Từ vùng dược liệu nơi vùng cao Sìn Hồ

Cách TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu) khoảng 60km về phía Tây, Sìn Hồ được đánh giá là 1 trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nhiều giống dược liệu như đương quy, actiso, đỗ trọng, sâm cát cánh… đã được bà con đưa vào sản xuất tập trung, mở ra hướng đi mới giúp tăng thêm thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Bà con xã Sà Dề Phìn trồng và phát triển cây sâm Lai Châu

Câu chuyện của gia đình chị Sùng Thị Cúc - dân tộc Mông, ở bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ là ví dụ điển hình. Từng là hộ nghèo nhất bản, cuộc sống của 9 nhân khẩu trong gia đình chị phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh nương lúa, nương ngô, khiến cuộc sống thiếu trước, hụt sau kéo dài nhiều năm, gia đình thường xuyên phải nhờ vào nguồn gạo cứu đói mùa giáp hạt của Nhà nước.

Cách đây mấy năm, khi được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, chị mạnh dạn trồng hơn 1.000m2 cây đương quy và actiso trên mảnh nương gần nhà. Dược liệu cho thu hoạch đã được tiểu thương đến tận nương thu mua, cộng với khoản tiền tích cóp của chồng chị làm công nhân ở Bắc Ninh, tiền hai mẹ con đi làm thuê cho công ty dược liệu gần nhà, vừa qua gia đình chị đã sửa được nhà và mua một số vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Không chỉ gia đình chị Cúc, nhiều hộ nông dân ở xã Sà Dề Phìn đã thoát nghèo nhờ những vườn dược liệu. Xác định phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước gắn với du lịch cộng đồng… huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu phù hợp như đương quy, actisô, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp nhất chi hoa…

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Nhiều hộ nông dân ở xã Sà Dề Phìn thoát nghèo nhờ những vườn dược liệu

Hiện địa phương đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển mở rộng diện tích các cây dược liệu. Các sản phẩm dược liệu sau thu hoạch đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, ngô hay các cây hoa màu khác và được tiêu thụ nhiều trên thị trường trong nước, giúp người dân có thu nhập ổn định.

Toàn huyện Sìn Hồ có hơn 600ha dược liệu các loại. Riêng từ năm 2020 đến nay, huyện trồng mới hơn 120ha, chủ yếu là các loại cây như actisô, đương quy, với kinh phí hỗ trợ của huyện lên tới hơn 2,1 tỷ đồng. Huyện cũng đã hình thành vùng trồng dược liệu tại các xã: Sà Dề Phìn, Làng Mô, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Ngảo, thị trấn và một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.

Kết quả trồng khảo nghiệm dược liệu của một số công ty và công trình nghiên cứu khoa học tại Sìn Hồ cho thấy, các cây dược liệu có dược tính cao hơn so với các địa phương trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, các công ty vào địa bàn chỉ đưa chuyên gia, cán bộ kỹ thuật dưới xuôi lên, còn toàn bộ quá trình làm đất, gieo trồng, làm cỏ, chăm sóc cây dược liệu là lao động tại địa phương. Từ đó, giúp đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định hơn trước. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh, Công ty cổ phần Sao Đỏ Tây Bắc bình quân thuê 10 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng.

Nhằm xây dựng Sìn Hồ trở thành vùng dược liệu lớn của tỉnh Lai Châu, thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển diện tích các loài cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân; bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý.

Mục tiêu của Sìn Hồ thời gian tới là tiếp tục phát triển diện tích các loại cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân để bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý như sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa. Với các chính sách thu hút ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân, cây dược liệu đang là cây chủ lực giúp người dân trên địa bàn huyện Sìn Hồ giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tăng cường liên kết chuỗi phát triển, bao tiêu sản phẩm, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế dược liệu tại xã Sà Dề Phìn. Phấn đấu đến năm 2025, Sìn Hồ có 719ha diện tích trồng mới các loại cây dược liệu và đến năm 2030 huyện có 772ha các loại cây dược liệu.

Địa phương đã và đang khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng dược liệu. Ngoài ra, huyện còn có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng và phát triển cây dược liệu quy mô lớn. Từ các sản phẩm dược liệu, huyện đã có nhiều mặt hàng nông sản được chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh và từng bước khẳng định ưu thế, hiệu quả kinh tế.

Đến vườn cây trĩu quả ở Bắc Giang, Phú Thọ

Mới đây, Hội Nông dân xã Hợp Đức (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã tổ chức trồng và bàn giao công trình “Vườn cây tình nghĩa giúp đỡ hội viên giảm nghèo” cho hội viên Nguyễn Văn Trung ở thôn Tiến Sơn là hội viên nông dân thuộc hộ nghèo. Tại đây, Hội viên nông dân xã Hợp Đức đã trồng 70 cây vải sớm trên diện tích 3.600m2 đất vườn, với tổng kinh phí công trình trên 8 triệu đồng và 15 ngày công lao động.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Những “vườn cây tình nghĩa” ở Tân Yên giúp hội viên thoát nghèo

Qua tìm hiểu được biết, phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017. Theo đó, mỗi hội viên nông dân ủng hộ tối thiểu 2.000 đồng và giúp đỡ ngày công lao động cho hộ nghèo, cận nghèo phá bỏ vườn tạp để trồng cây ăn quả. Phong trào sau này đã được nhân rộng tới các tổ chức hội, đoàn thể khác như hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên.

Đặc biệt từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Yên đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, tổ chức hội, đoàn thể chung tay thực hiện các giải pháp hỗ trợ hội viên, đoàn viên và nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Hình thức tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” được Hội Nông dân khởi xướng được nhân rộng tới hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên.

Theo đó, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ cây giống căn cứ theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Ví dụ tại xã Hợp Đức thường hỗ trợ hộ nghèo trồng cây vú sữa, vải thiều; xã Quế Nham, Ngọc Lý hỗ trợ trồng cây bưởi, hồng xiêm; xã Liên Chung, các hộ dân được tặng cây bưởi, mít hoặc sâm Nam núi Dành.

Không chỉ tặng cây giống, các cơ sở hội còn hỗ trợ phân bón, cử cán bộ, hội viên đến thăm vườn, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trong thời gian đầu. Hàng năm, các hội cũng tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt giúp bà con nâng cao kinh nghiệm sản xuất.

Cùng với nguồn đóng góp, ủng hộ của hội viên, đoàn viên, nhiều vườn cây tại các xã như: Quế Nham, Ngọc Lý, Hợp Đức còn được UBND xã hỗ trợ kinh phí hoặc trích từ Quỹ Vì người nghèo địa phương. Hình thức hỗ trợ này dành cho những hộ có ruộng vườn nhưng thiếu vốn, tư liệu sản xuất. Qua rà soát, Hội sẽ nắm bắt nhu cầu, điều kiện thực tế mỗi gia đình để hỗ trợ loại cây phù hợp.

Theo ông Nguyễn Huy Ngọc - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Tân Yên, tặng vườn cây là hình thức hỗ trợ sinh kế thiết thực, có ý nghĩa lâu dài, phù hợp với điều kiện thực tế hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Qua đó góp phần giúp các gia đình khó khăn có thêm điều kiện để sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thống kê sơ bộ, đến nay, toàn huyện Tân Yên đã trồng, tặng 120 vườn cây ăn quả gồm các loại: Nhãn, bưởi, hồng xiêm, vú sữa, mít, xoài cho hộ nghèo. Mỗi vườn trồng từ 40-120 cây, tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Nhờ sự hỗ trợ thiết thực, hơn 5 năm qua, các cơ sở hội nông dân trong huyện đã giúp 135 hội viên thoát nghèo. Kết quả đó góp phần để tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân gần 2%/năm.

Ngắm nhìn thành quả có được, nhiều bà con trong xã Liên Chung phấn khởi chia sẻ: Với mức thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/vụ bưởi đã giúp gia đình có thêm điều kiện trang trải cuộc sống.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017

Còn với người dân ở xã Hợp Đức, với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng loại cây vú sữa, tính trung bình mỗi vườn 50 cây cho thu nhập từ 25-30 triệu đồng/vụ, chưa kể nguồn thu từ mít, vải thiều giúp nhiều gia đình ở đây thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Chưa có phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” như ở Tân Yên (Bắc Giang) nhưng huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) lại hình thành được các vùng cây ăn quả tập trung, ứng dụng công nghệ cao, có sự liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con tăng thêm thu nhập.

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, Thanh Sơn đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, chú trọng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, ngày càng mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo bền vững.

Các mô hình sản xuất có hiệu quả xuất hiện ngày càng nhiều ở Thanh Sơn, điển hình như phát triển mô hình trồng bưởi tập trung tại các xã Tất Thắng, Tân Minh, Tân Lập, Cự Thắng, Cự Đồng, Võ Miếu…; liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con nhân dân, nâng cao giá trị thu nhập cho bà con.

Hiện toàn huyện có trên 600ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích bưởi chiếm trên 80%, còn lại là cây có giá trị kinh tế cao như: Cam, thanh long, táo... Các trang trại, gia trại, hộ gia đình đầu tư, phát triển mở rộng quy mô sản xuất và đạt hiệu quả, giải quyết việc làm tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, nhiều mô hình trang trại tổng hợp trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở huyện Thanh Sơn được nhiều người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Chia sẻ của một số chủ trang trại cho biết, chỉ tính riêng nguồn thu từ cây ăn quả đã giúp gia đình mỗi năm thu nhập tới trên 100 triệu đồng.

Nhờ nguồn thu từ những trái ngọt, giờ đây nhiều hộ nông dân, trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Cháy lớn ở cửa hàng điện máy tại Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP. Hồ Chí Minh: Cháy lớn ở cửa hàng điện máy tại Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng điện máy tại số 140 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh vào tối nay, nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Hàng trăm chiếc xe đạp được trao cho học sinh nghèo vượt khó Đà Bắc, Hoà Bình

Hàng trăm chiếc xe đạp được trao cho học sinh nghèo vượt khó Đà Bắc, Hoà Bình

Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc cùng các đơn vị tài trợ đã trao tặng 200 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Đà Bắc, Hoà Bình.
Những "địa chỉ đỏ" trong lòng đô thị ở TP. Hồ Chí Minh

Những "địa chỉ đỏ" trong lòng đô thị ở TP. Hồ Chí Minh

Đã 49 năm sau ngày đất nước thống nhất nhưng trong lòng đô thị TP. Hồ Chí Minh những "địa chỉ đỏ" - nơi ghi dấu một thời đấu tranh kiên trung vẫn được gìn giữ.
3 kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ

3 kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ

Công đoàn Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học, góp phần vào thành công chung của đơn vị.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: Nơi gửi những thông điệp hòa bình đến với thế giới

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: Nơi gửi những thông điệp hòa bình đến với thế giới

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã trở thành điểm đến của nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch ở Hà Nội chật kín du khách dịp Lễ 30/4 - 1/5

Nhiều điểm du lịch ở Hà Nội chật kín du khách dịp Lễ 30/4 - 1/5

Các điểm thu hút đông du khách nhất vẫn là các tuyến phố cổ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long.
Tiktoker xe lăn tái xuất, xin lỗi chủ quán phở và nộp phạt 5 triệu đồng

Tiktoker xe lăn tái xuất, xin lỗi chủ quán phở và nộp phạt 5 triệu đồng

Nam Tiktoker VML thừa nhận chủ quán không có những lời nói mang tính xúc phạm người khuyết tật như anh chia sẻ trên mạng xã hội.
Quảng Ninh: Lực lượng chức năng xuyên đêm bảo đảm an ninh trật tự kỳ nghỉ lễ

Quảng Ninh: Lực lượng chức năng xuyên đêm bảo đảm an ninh trật tự kỳ nghỉ lễ

Tỉnh Quảng Ninh đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát... để đảm bảo công tác an ninh trật tự tại điểm diễn ra sự kiện Carnaval và các lễ hội dịp 30/4 – 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón gần 210.000 khách

Ngày đầu nghỉ lễ, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón gần 210.000 khách

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã đón gần 210.000 hành khách đi lại bằng đường hàng không trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 – 1/5.
Thời tiết hôm nay ngày 28/4/2024: Cả nước duy trì nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 28/4/2024: Cả nước duy trì nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam duy trì hình thái nắng nòng gay gắt, nhiều nơi đạt ngưỡng nhiệt trên 41 độ.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/4/2024: Không mưa, ngày nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/4/2024: Không mưa, ngày nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 28/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ không mưa. Gió Nam cấp 5, cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng cao 1,0-2,0m. Ngày nắng nóng gay gắt.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/4/2024, Hà Nội ít mây, ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo (Campuchia) thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.
Về Tỉn Keo, nơi khởi phát Chiến dịch Điện Biên Phủ

Về Tỉn Keo, nơi khởi phát Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong quần thể di tích ATK Định Hóa, đồi Tỉn Keo được coi là trung tâm của căn cứ kháng chiến, gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nắng nóng gay gắt diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là khu vực Bắc, Trung và Nam Bộ, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Ninh Thuận khai trương phố đi bộ tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm

Ninh Thuận khai trương phố đi bộ tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm

Tối 27/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khai trương Tuyến phố đi bộ trên địa bàn TP. Phan Rang - Tháp Chàm, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam.
Bộ Công an xây dựng dự án sân bay ở Bắc Ninh

Bộ Công an xây dựng dự án sân bay ở Bắc Ninh

Bộ Công an đang triển khai xây dựng dự án sân bay ở Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để phục vụ hoạt động của đơn vị không quân Công an nhân dân.
Tuyên Quang xảy ra động đất 4 độ richter

Tuyên Quang xảy ra động đất 4 độ richter

Vào 16h16 phút 13 giây (giờ Hà Nội) một trận động đất với độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến Đường 1C huyền thoại

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến Đường 1C huyền thoại

Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã dự và phát biểu tại Lễ Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Lực lượng vũ trang nhân dân trên tuyến đường 1C.
HIEC: Hiệu quả từ hoạt động hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển sinh

HIEC: Hiệu quả từ hoạt động hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển sinh

Năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng của HIEC từ 700-1000 học sinh, Trung cấp 350 chỉ tiêu, hiện công tác tuyển sinh đang được trường triển khai mạnh mẽ.
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tạm đóng để tổ chức lễ khánh thành

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tạm đóng để tổ chức lễ khánh thành

Từ 7h đến 18h ngày 28/4, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ tạm dừng khai thác nhằm đảm bảo an toàn, phục vụ lễ khánh thành.
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 tránh sai sót

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực tại nhiều trường tăng kỷ lục

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực tại nhiều trường tăng kỷ lục

Theo thống kê, cả nước có hơn 10 kì thi, với sự tham gia của nhiều trường kỹ thuật, sư phạm, công an, kinh tế với số lượng thí sinh tăng kỷ lục.
600 vận động viên tham gia Giải đạp xe Vì môi trường xanh ở Ninh Bình

600 vận động viên tham gia Giải đạp xe Vì môi trường xanh ở Ninh Bình

Sáng 27/4, tại Khu du lịch Đảo Khê Cốc (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư), 600 vận động viên trên toàn quốc đã tham gia Giải đạp xe "Vì môi trường xanh".
Sẵn sàng các nguồn lực phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024

Sẵn sàng các nguồn lực phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024

Ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Bưu điện Việt Nam sẽ phục vụ chi trả trên 18.000 tỷ đồng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 cho hơn 3,3 triệu người.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động