Chủ nhật 29/12/2024 21:31

Nhộn nhịp làng hương Quảng Phú Cầu những tháng cuối năm

Nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội diễn ra quanh năm. Nhưng hối hả và nhộn nhịp nhất vẫn là những tháng cận Tết Nguyên đán.

Từ đầu làng chúng ta đã cảm nhận mùi hương thơm ngào ngạt mang đậm nét trầm mặc cội nguồn của làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Trên đường dẫn vào các thôn, không khó để bắt gặp nhiều xe cộ, phương tiện vận chuyển lớn nhỏ ra vào để mang hương đi bán. Những đóa “hoa tăm hương” rực sắc màu đỏ, hồng, vàng… “bung nở” dọc đường làng, bãi đất trống, bờ mương, sân đình, báo hiệu một mùa Tết đang cận kề.

Nhộn nhịp làng hương Quảng Phú Cầu những tháng cuối năm

Càng đi sâu vào trong làng, không khí lao động càng trở nên khẩn trương, nhộn nhịp. Mỗi người một việc, dường như đã trở thành thói quen. Những người làm nghề ở đây không biết nghề đã có từ bao giờ, chỉ biết sinh ra đã thấy ông cha làm hương bằng thủ công truyền thống. Có lẽ vì thế mà những đôi tay thoăn thoắt chẻ vầu, bó tăm, nhuộm phẩm, se hương đều đã rất thành thạo. Tiếng lạch cạch chẻ vầu, bó tăm, tiếng máy xẻ, xe hương, tiếng nói trao đổi nhỏ to lẫn trong mùi hương ngai ngái của chân hương tạo nên một ấn tượng đặc biệt làng nghề Quảng Phú Cầu.

Không khí lao động càng trở nên khẩn trương, nhộn nhịp
Tăm hương được nhuộm sắc màu
Cứ khoảng vài giờ lại đảo đầu phơi tăm hương một lần
Vận chuyển tăm hương về xưởng để se hương

Để ra được thành phẩm đến tay người tiêu dùng, mỗi nén hương đều đặt trọn tâm huyết của người thợ. Từ khâu vót tăm, nhuộm chân, se hương đến phơi khô, đóng gói đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận - chủ cơ sở sản xuất Thắng Bình chia sẻ. Tùy từng loại hương, người làm nghề sẽ lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Thường hương được làm từ trầm, tùng, trắc, bạch chỉ, hoắc hương, hoa hồi, quế chi, nhựa cây trám, củ, rễ cây hương bài, than xoan...

Khi se hương người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay
Việc đầu tư máy móc giúp se hương được nhanh hơn

Với cách làm truyền thống, khi se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để cho bột bám đều vào que hương. Còn bây giờ, nhờ công nghệ hiện đại, các cơ sở đều đầu tư máy móc để công đoạn này nhanh hơn, năng suất tăng đáng kể. Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới không bị mốc và để được lâu. Với nguyên liệu thảo mộc, bí quyết pha trộn riêng biệt, tỉ mỉ trong từng công đoạn, hương của Quảng Phú Cầu luôn thơm lâu, bền màu, đẹp mắt.

Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới để được lâu

Điều đáng nói, làng hương Quảng Phú Cầu không chỉ bán hàng theo cách truyền thống cho thương lái như trước kia, các cơ sở của làng đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đến nay, nhiều sản phẩm như hương vòng, hương nén... của địa phương đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3-4 sao, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Hiện nay, hương Quảng Phú Cầu không chỉ được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng mà còn là mặt hàng quen thuộc ở nhiều thị trường khác trong và ngoài nước.

Làng nghề Quảng Phú Cầu là điểm đến quen thuộc với du khách gần xa

Ngày nay, làng nghề Quảng Phú Cầu là điểm đến quen thuộc với người dân Hà Nội và du khách gần xa. Có người đến để tìm hiểu về quy trình sản xuất tăm hương, mua vài bó hương thơm cho ngày Tết, có người ghé để lưu lại vài bức ảnh kỷ niệm hoặc đơn giản là tận hưởng không khí của làng quê Bắc Bộ với một vẻ đẹp ấn tượng của làng nghề.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Quảng Phú Cầu

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái