Xã hội

Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập

Không chỉ nổi tiếng với nghề làm hương hơn 1 thế kỷ, làng hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) nay đã có chỗ đứng trong bản đồ du lịch.
Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề Thúc đẩy hợp tác phát triển làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Nét tinh hoa của lụa Vạn Phúc

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, nghề làm hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, đã hình thành được hơn trăm năm. Ban đầu, se hương xuất hiện ở thôn Phú Lương Thượng, dần phát triển sang các thôn khác như: Đạo Tú, Cầu Bầu, Xà Cầu.

Theo các cao niên trong làng, nghề hương truyền thống ở xã với sản phẩm chính là chân hương hay tăm hương. Sau này, để phục vụ nhu cầu thị trường, bà con mới làm thêm các sản phẩm khác như hương thành phẩm, tăm tre, que xiên, chổi tre… Ghi nhận sự phát triển của làng nghề và tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững gắn với việc bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, từ năm 2002 đến năm 2006, cả 6 thôn trong xã được UBND tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) công nhận “Làng nghề truyền thống”.

Trải qua trăm năm phát triển, hương của làng Quảng Phú Cầu trở nên nổi tiếng với chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng. Hiện nay, hợp tác xã hương Quảng Phú Cầu có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất.

Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Sự chuyển dịch theo hướng phát triển làm du lịch đã đem đến sức sống mới cho làng nghề nơi đây

Những năm gần đây, Quảng Phú Cầu nổi tiếng thế giới với vẻ đẹp của những bó hương nhuộm đủ sắc màu, du khách tìm đến đây ngày một nhiều. Ngôi làng từng xuất hiện trên một số trang báo, hãng tin quốc tế như AFP của Pháp hay South China Morning Post của Trung Quốc. Quảng Phú Cầu hiện trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và người dân nơi đây cũng dần chuyển mình làm dịch vụ bên cạnh nghề truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Đông (64 tuổi), chủ một hộ làm hương lâu đời trong làng, chia sẻ: “Từ khi làng bắt đầu làm du lịch, khu làm việc nhỏ của gia đình trở nên rộn ràng hơn nhờ sự xuất hiện của các đoàn khách nước ngoài. Thỉnh thoảng, tôi cũng để khách ngồi trải nghiệm công việc nếu còn kịp se hương”.

Theo UBND huyện Ứng Hòa, Quảng Phú Cầu đang trở thành một trong những điểm du lịch chính của huyện, hiện đang được huyện tập trung đầu tư hạ tầng, đường sá, cải tạo cảnh quan, không gian... để tăng sức hấp dẫn cho du khách.

Ông Trương Thế Hữu, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa thông tin, ngày 12/4 huyện đã phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội ra mắt tuyến Du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Trong tuyến du lịch này, làng tăm hương Quảng Phú Cầu sẽ là một trong những điểm nhấn, làm tăng sự kết nối giữa các địa phương, đồng thời góp phần quảng bá, kích cầu du lịch của Ứng Hòa nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.

Sự chuyển dịch theo hướng phát triển làm du lịch đã đem đến sức sống mới cho làng nghề nơi đây. Hướng đi thành công này của xã Quảng Phú Cầu cần được nhân rộng, tiếp nối và phát huy sẽ giúp những giá trị truyền thống ngày càng vươn xa, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa của quê hương đến với bạn bè thế giới.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận tại làng hương trăm tuổi thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội:

Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Làng làm hương Quảng Phú Cầu đã tồn tại hơn 100 năm và trở thành nét đẹp văn hóa của làng quê Bắc Bộ
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Trước kia, nghề làm tăm hương chỉ xuất hiện chủ yếu ở khu vực thôn Phú Lương Thượng, rồi dần dần lan rộng ra khắp các thôn Đạo Tú, Cầu Bầu
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập

Đến nay, cả xã Quảng Phú Cầu trở thành một trung tâm sản xuất hương tăm thuộc diện lớn nhất miền Bắc

Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Cách làm thủ công khiến cho các sản phẩm có những nét đặc trưng riêng, cũng là một trong những điểm thu hút sự tò mò của các du khách
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Trước đây, những người thợ trong làng phải chẻ các thanh gỗ để làm chân hương theo phương pháp thủ công, nhưng ngày nay hầu hết đều sử dụng máy móc
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Hương thơm của nhang đến từ sự kết hợp của các thành phần bao gồm trầm hương, tuyết tùng, ngải cứu, hoắc hương, hương thảo và quế
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới không bị mốc và để được lâu
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Ngày nay, hơn 300 gia đình làm hương trong làng Quảng Phú Cầu vẫn gắn bó với nghề truyền thống này và chăm chỉ với công việc này
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Làng nghề hoạt động gần như quanh năm, lúc nào cũng nhộn nhịp. Cách bài trí ở đây cũng thường xuyên được thay đổi, phù hợp với từng thời điểm
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu tham quan, khám phá cảnh đẹp làng hương, người dân Quảng Phú Cầu đã tạo ra những không gian để khách du lịch thỏa sức chụp ảnh
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Quảng Phú Cầu đang trở thành một trong những điểm du lịch chính của huyện, hiện đang được huyện tập trung đầu tư hạ tầng, đường sá, cải tạo cảnh quan, không gian... để tăng sức hấp dẫn cho du khách
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Với lượng du khách đổ về ngày càng đông, Quảng Phú Cầu đã có những điểm check-in phục vụ du khách tham quan và chụp ảnh. Hiện tại, ở đây đang có hai điểm check-in, một ở Đình Bầu (thuộc thôn Cầu Bầu) và điểm còn lại ở Chùa Mối (thuộc thôn Đạo Tú)
Ngọc Hoàn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Mobile VerionPhiên bản di động