Thứ sáu 11/04/2025 05:44

Nhật Bản tăng mua sầu riêng Việt Nam

Trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng sầu riêng tươi Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam đã vượt hàng nhập khẩu từ Thái Lan.

Ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản - cho biết, theo số liệu của Hải quan Nhật Bản, trong 2 tháng đầu năm nay, số lượng sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đã vượt hàng nhập khẩu từ Thái Lan.

Quả sầu riêng Việt Nam được niêm yết giá bán 7.800 yên tại siêu thị Nhật Bản, tương đương 1,4 triệu đồng

Đặc biệt, sản phẩm sầu riêng tươi đông lạnh của Việt Nam chiếm vị thế áp đảo và có rất nhiều doanh nghiệp tham gia nhập khẩu với số lượng lớn để đưa vào các siêu thị Nhật Bản bán quanh năm.

Cũng theo ông Tạ Đức Minh, sầu riêng cùng với nhãn tươi của Việt Nam đang là những loại trái cây bán chạy ở Nhật Bản, nhưng giá bán cao nên người tiêu dùng chủ yếu là những khách hàng có thu nhập ở mức cao. Nhóm khách hàng ăn nhiều nhất vẫn là cộng đồng người Trung Quốc và một số nước khối ASEAN đã quen ăn sầu riêng.

Theo doanh nghiệp chuyên nhập khẩu cung cấp trái cây tươi vào Nhật Bản, hiện nay giá sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam bán ở Nhật Bản đã tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, tháng 4/2022, giá sầu riêng bán lẻ đến người tiêu dùng chỉ khoảng 9 - 10 USD/kg, còn hiện nay đã lên tới 17 - 18 USD/kg. Giá sầu riêng Việt Nam chỉ đứng sau hàng của Thái Lan là 21 USD/kg và cao hơn hàng của Phillippines chỉ có 14 - 15 USD/kg.

Giá sầu riêng Việt Nam tăng mạnh là do tác động từ khi Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1. Thị trường Trung Quốc có sức hút hàng rất lớn, đẩy mạnh thu gom sầu riêng Việt Nam khiến thị trường Nhật Bản bị đứt nguồn cung trong hơn 2 tháng. Điều này khiến sầu riêng của Việt Nam liên tục tăng giá ở thị trường Nhật Bản.

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản với 2 sản phẩm là quả tươi và sầu riêng bóc múi đông lạnh. So với sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh giá "mềm" hơn, khoảng 14 - 15 USD/kg. Sản phẩm này được nhập khẩu và bán quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ như trái tươi.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ