Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Ngày 2/4/2025, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới, áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, cùng với các mức thuế bổ sung cao hơn cho những đối tác bị đánh giá có mức thuế và rào cản thương mại không cân xứng đối với hàng hóa Mỹ. Trong số đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49% – một trong những mức cao nhất trên toàn cầu. Trước tình hình đó, cả hai quốc gia đã đưa ra các phản ứng riêng biệt với thay đổi chính sách thuế từ Mỹ.

Chiến lược của Argentina trước chính sách thuế quan của Mỹ

Tổng thống Milei xuất hiện tại Mar-a-Lago, vận động giảm thuế cho 50 mặt hàng

Theo CBS News (4/4/2025), chỉ một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới, Tổng thống Argentina Javier Milei đã bay đến Palm Beach, tham dự sự kiện “American Patriot” tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Tại đây, Tổng thống Argentina hô vang khẩu hiệu “Make Argentina Great Again!”, đồng thời vận động cho một hiệp định song phương nhằm đưa 50 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Argentina vào danh sách miễn thuế.

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ
Argentina đang ở giai đoạn cuối cùng để đàm phán mức thuế "0%" với Mỹ. Ảnh: Facebook Donald Trump For President

CBS cho biết đây là lần gặp trực tiếp thứ 4 giữa hai nhà lãnh đạo kể từ sau cuộc bầu cử tại Mỹ vào tháng 11 năm ngoái. Tổng thống Milei coi Tổng thống Trump là đồng minh chính trị quan trọng, đồng thời theo đuổi chiến lược cải tổ mạnh mẽ để giải cứu nền kinh tế đang gặp khó khăn của Argentina.

Ngoại trưởng Argentina gặp đối tác Mỹ trước giờ G

Trang Reuters (2/4/2025) đưa tin, ngay trước khi chính sách thuế của Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, Ngoại trưởng Argentina Gerardo Werthein đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhằm đặt nền tảng cho một thỏa thuận thương mại song phương. Tuy nhiên, ngay sau khi các mức thuế được công bố, trong đó Argentina chịu mức thuế 10%, thị trường tài chính Argentina đã phản ứng tiêu cực: chỉ số rủi ro quốc gia tăng 61 điểm lên 878 điểm cơ bản; chỉ số S&P Merval giảm 3,6%; các chứng khoán Argentina tại New York mất tới 7%.

Reuters cho rằng việc áp thuế 10% có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu và hoạt động kinh tế nội địa của Argentina.

Chính phủ Argentina xem thuế thấp là cơ hội ngoại giao

Theo Buenos Aires Herald (4/4/2025), Tổng thống Javier Milei tuyên bố rằng chính phủ Argentina đang nỗ lực điều chỉnh các quy định nội địa để phù hợp với chính sách thuế quan của Mỹ. Mục tiêu là đạt được miễn thuế hoàn toàn cho khoảng 50 mặt hàng xuất khẩu trọng yếu sang thị trường Hoa Kỳ. Tổng thống Milei cho biết Argentina đã hoàn tất 9 trong số 16 yêu cầu mà phía Mỹ đưa ra.

Tờ báo này cũng chỉ ra rằng, dù mức thuế 10% thấp hơn nhiều quốc gia khác, việc theo đuổi thỏa thuận song phương với Washington có thể ảnh hưởng đến vai trò của Argentina trong khối thương mại khu vực Mercosur, khối thương mại khu vực mà Argentina là thành viên.​ Nếu đàm phán thành công, thỏa thuận này có thể thúc đẩy xuất khẩu của Argentina sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông sản và công nghiệp, đồng thời củng cố quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

Chưa có thỏa thuận, nhưng Argentina coi vị trí hiện tại là lợi thế đàm phán

Trang Tekedia (5/4/2025) dẫn lời các quan chức Argentina xác nhận rằng mặc dù chưa có thỏa thuận chính thức nào được ký kết, nền tảng đang được thiết lập thông qua các cuộc họp cấp cao, chẳng hạn như giữa Bộ trưởng Ngoại giao Argentina, Gerardo Wertheim, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Marco Rubio, cũng như các cuộc thảo luận dự kiến của Tổng thống Argentina và Mỹ.

Chính phủ Argentina coi vị trí trong nhóm chịu mức thuế thấp nhất là một thành công ngoại giao bước đầu, và đang nỗ lực tận dụng lợi thế này để thúc đẩy khung thuế quan 0%. Việc miễn thuế cho các sản phẩm nông sản như thịt bò, đậu nành, rượu vang, cũng như hàng công nghiệp, sẽ giúp các mặt hàng Argentina cạnh tranh hơn tại thị trường Mỹ – đồng thời giảm áp lực từ lạm phát và tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trong nước, theo Tekedia.

Dư luận quốc tế đặt câu hỏi về hiệu quả của "liên minh chính trị"

Trong khi nhiều quốc gia phản đối chính sách thuế mới của Tổng thống Trump, ABC News (5/4/2025) đưa tin rằng Tổng thống Milei lại tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ, coi đây là cơ hội chiến lược. Tuy nhiên, giới phân tích đặt ra dấu hỏi về hiệu quả thực tiễn của cách tiếp cận này.

Ông ấy có mối quan hệ đặc biệt với Trump, điều đó tốt về mặt chính trị, nhưng ông ấy cần chuyển hóa điều đó thành lợi ích kinh tế cho đất nước. Hiện tại, ông ấy chưa làm được điều đó”, – ông Marcelo J. García, Giám đốc khu vực châu Mỹ tại công ty tư vấn địa chính trị Horizon Engage, phát biểu với ABC News.

Tờ Clarín, nhật báo có số lớn nhất tại Argentina, đăng tiêu đề: “Trump tăng thuế đối với sản phẩm của chúng ta ít hơn so với các quốc gia khác”.

Tín hiệu chính trị nhất quán từ chính sách đối ngoại

ABC News nhấn mạnh rằng Tổng thống Milei đã nhiều lần mô phỏng chính sách đối ngoại theo khuynh hướng của ông Trump: Rút Argentina khỏi Tổ chức Y tế Thế giới sau khi Mỹ rút; Đe dọa rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris sau khi tổng thống Trump làm điều tương tự; Cấm các phương pháp điều trị chuyển giới cho trẻ vị thành niên; Thúc đẩy đồng tiền điện tử lấy hình ảnh ông Trump (Libra), bất chấp thất bại tài chính

Tuy không đạt được cuộc gặp riêng tư với ông Trump tại Mar-a-Lago như kỳ vọng, Milei vẫn tiếp tục thể hiện mình là một đồng minh trung thành trong phong trào bảo thủ toàn cầu.

Chiến lược của Cambodia trước chính sách thuế quan của Mỹ

Mức thuế 49% từ Mỹ đe dọa ngành xuất khẩu chủ lực

Theo Reuters (3/4/2025), Campuchia là một trong những quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ, với mức thuế lên tới 49% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Campuchia. Mức thuế này được áp dụng theo khuôn khổ “thuế quan đối ứng” do Tổng thống Donald Trump công bố và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 9/4/2025.

Reuters cho rằng, chính sách này đe dọa nghiêm trọng đến ngành may mặc và giày dép – hai lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Campuchia – đồng thời ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng Hun Manet gửi thư chính thức đề xuất đàm phán.

Trang Nation Thailand (4/4/2025) đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã gửi thư trực tiếp tới Tổng thống Donald Trump, trong đó đề xuất hoãn thực thi mức thuế mới và khởi động cơ chế đàm phán giữa hai bên. Bức thư này đã được Thủ tướng Hun Manet công khai thông qua một bài đăng trên mạng xã hội.

Thủ tướng Hun Manet gửi thư chính thức tới Tổng thống Trump đề xuất đàm phán
Thủ tướng Hun Manet gửi thư chính thức đề xuất đàm phán tới Tổng thống Trump

Trong thư, Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh rằng thuế suất trần hiện tại của Campuchia với hàng hóa Mỹ là 35% và cam kết giảm xuống 5% cho 19 nhóm sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Đây là hành động được Thủ tướng Hun Manet mô tả là "thiện chí" nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương.

Ông cũng cho biết đã ủy nhiệm Bộ trưởng Thương mại Campuchia liên hệ với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để xúc tiến các cuộc tham vấn tiếp theo.

Mỹ viện dẫn "thuế quan đối ứng" với con số Campuchia áp thuế 97%

Tờ Phnom Penh Post (3/4/2025) dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ cho rằng Campuchia đang áp thuế trung bình lên tới 97% đối với hàng hóa Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Do đó, mức thuế 49% mà Hoa Kỳ áp dụng được xem là “một nửa” của mức thuế mà Campuchia đang duy trì, theo nguyên tắc đối ứng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Campuchia (GDCE), năm 2024 kim ngạch thương mại song phương giữa Campuchia và Hoa Kỳ đạt 10,18 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Campuchia sang Mỹ đạt 9,92 tỷ USD, còn nhập khẩu từ Mỹ chỉ ở mức 264,15 triệu USD.

Phản hồi từ đại diện doanh nghiệp Campuchia

Cũng trong bài phỏng vấn với Phnom Penh Post, ông Lor Vichet, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Trung Quốc tại Campuchia (CCCA), cho biết mức thuế 49% của Mỹ sẽ tác động đến toàn bộ các ngành xuất khẩu chính, nhưng vẫn còn cơ hội đàm phán.

Ông Vichet nhấn mạnh rằng Campuchia sử dụng đồng USD làm đơn vị tiền tệ, nên vẫn có nhiều dư địa để thương lượng thuế nhập khẩu, đặc biệt khi kim ngạch nhập khẩu hàng Mỹ còn thấp. Ông cũng lưu ý rằng các mức thuế Mỹ đưa ra dựa trên bảng so sánh thuế mà đối tác đang áp dụng với hàng hóa Mỹ – trong đó Campuchia là một trong những nước bị đánh giá áp thuế cao nhất.

Trước áp lực từ chính sách thuế quan mới của Mỹ, Argentina và Campuchia đã đưa ra các phản ứng chủ động thông qua các biện pháp ngoại giao, đàm phán và điều chỉnh chính sách nội địa. Dù tiếp cận khác nhau nhưng cả hai quốc gia đều đang tìm kiếm cơ hội ổn định quan hệ thương mại với Mỹ và bảo vệ nền kinh tế trong nước khỏi những biến động từ môi trường thương mại toàn cầu.
Thanh Thanh
Reuters, CBS News, Phnom Penh Post, ABC News
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuế xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Hành trình 20 năm phát triển của mật ong Tam Đảo vươn ra thế giới không chỉ khẳng định chất lượng mà còn là nỗ lực xúc tiến, đưa nông sản Việt Nam "cất cánh".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Từ ngày 3 - 4/4/2025, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức phiên họp thường kỳ tại Geneva, Thụy Sỹ.
Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cuộc điện đàm Việt - Mỹ mở lối thoát giữa sóng gió thuế quan, tái định vị Việt Nam như người kiến tạo cây cầu thương mại bằng bản lĩnh và đối thoại.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Chương trình 'Tick xanh trách nhiệm' của Bách Hóa Xanh được ký kết với các doanh nghiệp sẽ đem lại chuỗi cung ứng an toàn, minh bạch cho nông sản Lâm Đồng.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần xác định chiến lược dài hạn, đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal.
Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2025.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Mobile VerionPhiên bản di động