Thứ sáu 03/01/2025 10:11

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024, cả nước nhập khẩu 269.712 tấn /chu-de/gia-lua-mi.topic, tương đương 73,25 triệu USD, giá trung bình 271,6 USD/tấn, giảm 14,8% về lượng, giảm 20,7% kim ngạch so với tháng 7/2024 và giá giảm 6,9%. So với tháng 8/2023, giảm 15,8% về lượng, giảm 29,4% kim ngạch và giảm 16,2% giá.

Tính chung trong 8 tháng năm 2024, lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,71 triệu tấn, tương đương gần 1,03 tỷ triệu USD, tăng 20,6% về khối lượng, nhưng giảm 5,3% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 277,1 USD/tấn, giảm 21,5%.

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng. Ảnh minh họa

Trong 8 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil chiếm 31,7% trong tổng lượng và chiếm 28,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,17 triệu tấn, tương đương 293,15 triệu USD, giá trung bình 249,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,9% về lượng, tăng 205,9% về kim ngạch nhưng giảm 31,9% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023. Riêng tháng 8/2024 không nhập khẩu lúa mì từ thị trường này.

Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Australia chiếm 21,1% trong tổng lượng và chiếm 23,5% trong tổng kim ngạch, đạt 782,572 tấn, tương đương trên 241,69 triệu USD, giá trung bình 308,9 USD/tấn, giảm 65,4% về lượng, giảm 69% kim ngạch và giảm 10,6% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Nhập khẩu lúa mì 8 tháng đầu năm 2024 - tính toán theo số liệu của Tổng cục Hải quan. Nguồn Vinanet

Tiếp đến thị trường Ukraine đạt 736.590 tấn, tương đương 190,65 triệu USD, giá 258,8 USD/tấn, chiếm 19,9% trong tổng lượng và chiếm 18,6% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng rất mạnh 808% về lượng, tăng 729% kim ngạch nhưng giảm 8,7% về giá.

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 258.738 tấn, tương đương 84,68 triệu USD, giá 327,3 USD/tấn, giảm 0,2% về khối lượng, giảm 17,2% về kim ngạch và giảm 17% về giá so với 8 tháng năm 2023.

Theo báo cáo đầu tháng 4 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2023-2024 thiếu hụt khoảng 12,6 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ. Và đây cũng là mùa vụ thứ 4 liên tiếp chứng kiến cán cân cung-cầu thâm hụt trên thị trường lúa mì.

Với việc cả lúa gạo và lúa mì đều có tăng trưởng sản lượng không theo kịp nhu cầu tiêu thụ, an ninh lương thực của thế giới vẫn đang bị đe dọa bởi tổng sản lượng lúa gạo và lúa mì chiếm 57% trong tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu.

Theo tính toán, với quy mô dân số thế giới hiện tại, nhu cầu tiêu thụ lúa mì dự kiến lớn hơn 800 triệu tấn. Có thể thấy trước nguy cơ cán cân cung-cầu lúa mì thâm hụt 5 năm liên tiếp. Bên cạnh đó, Hội đồng ngũ cốc thế giới IGC cũng điều chỉnh giảm 3,6 triệu tấn tồn kho cuối mùa vụ 2023-2024 so với số liệu hồi tháng 3.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD