Thứ sáu 22/11/2024 23:51

Nhập khẩu bao nhiêu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm từ Liên minh Kinh tế Á - Âu?

500 tấn nguyên liệu thuốc lá và hơn 11.000 tá trứng sẽ được nhập khẩu từ Liên minh Kinh tế Á – Âu mỗi năm trong giai đoạn 2023 – 2027.

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu giai đoạn 2023 – 2027.

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với thuốc lá nguyên liệu năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027 là 500 tấn mỗi năm.

Đối với trứng gia cầm, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2023 là 11.257 tá; năm 2024 là 11.820 tá, năm 2025 là 12.411 tá, năm 2026 là 13.032 tá và năm 2027 là 13.684 tá.

Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu phải đáp ứng quy định về xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu (C/O Mẫu EAV) cấp theo quy định hiện hành.

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.

Khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật hải quan, thương nhân xuất trình văn bản thông báo giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm của Bộ Công Thương cho cơ quan Hải quan. Lượng nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm của thương nhân được trừ lùi tự động cho đến hết vào lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của từng mặt hàng do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân.

Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày