Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ hành trình sáng tác trường ca “Giao hưởng Điện Biên” – khúc tráng ca thiêng liêng nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới'' Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ Đề xuất nghỉ thêm dịp Quốc khánh 2/9; ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5

Nhà thơ Hữu Thỉnh vừa nhận giải A văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020-2025 với tác phẩm "Giao hưởng Điện Biên". Đây là một trường ca với 21 chương và 5 phần được nhà thơ ra mắt dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024). Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Nhà thơ Hữu Thỉnh về nội dung này.

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca
Nhà thơ Hữu Thỉnh. Ảnh: VT

- Thưa nhà thơ Hữu Thỉnh, Trường ca “Giao hưởng Điện Biên” vừa giành được giải A – một tác phẩm lớn về quy mô lẫn nội dung, ông có thể chia sẻ cơ duyên nào khiến ông bắt tay vào sáng tác trường ca này, dù đã có rất nhiều tác phẩm viết về Điện Biên trước đó?

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Đúng vậy, viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ là một đề tài lớn, đã có nhiều tác phẩm kinh điển. Nhưng tôi luôn cảm thấy trong lòng mình còn một món nợ – một tâm nguyện chưa thực hiện được từ thời còn là lính trẻ. Khi ấy, tôi từng được đóng vai một người lính Điện Biên trong một bộ phim quay ở núi Đanh (Vĩnh Yên). Mặc áo trấn thủ, đội mũ lưới, đào hầm, cuốc đất… suốt một tháng trong bối cảnh tái hiện chiến trường xưa, tôi đã mang trong tim ước mơ viết một tác phẩm về Điện Biên.

Ước mơ ấy sống âm ỉ trong tôi hơn nửa thế kỷ. Đến khi đọc cuốn “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện, cảm xúc bùng lên, thôi thúc tôi phải viết. Tôi cầm bút mà không dám nói với ai vì sợ mình không đủ sức tả trọn được Điện Biên Phủ trong hơn 2.000 câu thơ. Nhưng tôi đã hoàn thành, như một lời hứa với tuổi trẻ và lịch sử.

- Ông đặt tên tác phẩm là “Giao hưởng Điện Biên”. Vì sao là “giao hưởng”, thưa ông?

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi muốn Điện Biên không chỉ được kể lại bằng sử liệu hay những con số, mà phải ngân vang như một khúc tráng ca – nơi từng cung bậc cảm xúc, từng mảnh ghép lịch sử hòa quyện thành bản nhạc hào hùng. 21 chương của trường ca là 21 chương “giao hưởng”, từ bước chân người ra trận đầu tiên đến khúc tưởng niệm tri ân. Trong đó, từng nhân vật, từng địa danh, từng nắm đất, ngọn cờ, đều mang tiếng nói riêng, hợp thành bản hợp xướng thiêng liêng của dân tộc.

- Hình ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuyên suốt trường ca, ông đã khắc họa với góc nhìn đầy cảm xúc. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với ông?

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Đó là trục cốt lõi của Trường ca. Đó là hai đỉnh cao biểu tượng của trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Tôi mở đầu bằng hình ảnh Bác ra trận: “Bác Hồ ra trận cùng chiến sĩ / Nhân sức quân lên khắp đại đoàn…” bởi vì đó là sự thật lịch sử nhưng cũng là biểu tượng niềm tin. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tư lệnh của lòng dân – hiện lên vừa vĩ đại, vừa gần gũi. Khi viết về Đại tướng, tôi xúc động như chính mình đang bước vào trận chiến ấy, nghe ông nói, thấy ông trầm ngâm trước bản đồ, và cùng ông đón chiến thắng vỡ òa…

- Trong Trường ca, ông dành nhiều lời thơ cho những người lính vô danh, dân công hỏa tuyến, đặc biệt có cả những người con quê hương Vĩnh Phúc như Trần Cừ, Chu Văn Khiêm, Nguyễn Văn Bạch… Điều đó có phải là cách ông tri ân riêng không?

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi viết về họ bằng cả tấm lòng. Bởi chiến thắng không chỉ có những trang vàng của tướng lĩnh, mà được dệt nên từ máu, mồ hôi của những con người bình dị – “những cây số người” gánh gạo, tải đạn, dựng đường, đào hầm. Và trong đó có những người con của quê tôi – Vĩnh Phúc – như Trần Cừ lấy thân mình bịt lỗ châu mai, hay người anh hùng đất Sông Lô từng đánh Pháp ở Cầu Oai. Họ không chỉ là niềm tự hào của Vĩnh Phúc, mà là đại diện cho tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của cả dân tộc.

- Chương cuối “Khúc tưởng niệm” rất xúc động, như một nén hương gửi về quá khứ. Có phải ông muốn nhắn gửi điều gì cho thế hệ hôm nay?

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi viết chương đó với nước mắt. “Lên Điện Biên bây giờ gần lắm…”, nhưng con đường về với lịch sử thì luôn cần sự chiêm nghiệm và biết ơn. Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay – những người sống trong hòa bình – hiểu rằng, độc lập, tự do này được đánh đổi bằng máu. “Một ngọn đuốc trao tay nhiều thế hệ”, và tôi tin, Điện Biên Phủ sẽ luôn sống mãi trong tâm hồn người Việt.

Xin trân trọng cảm ơn nhà thơ!

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê quán ở xóm Chùa, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam từ khóa thứ 3 đến khóa thứ 8, giữ chức Chủ tịch Hội 4 nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 2000-2020. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa 10 và 11. Ngoài ra, nhà thơ từng là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Với gần 20 tập thơ và nhiều truyện ký, tiểu luận phê bình. Với trường ca, ông từng nổi tiếng với Đường tới thành phố (1979), Trường ca biển (1994), Sức bền của đất (2004), Trăng Tân Trào (2016). Đặc biệt, ông đã từng nhận các Giải thưởng, Huân chương cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập Hạng Nhì…

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin mới nhất

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên lễ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), chạy xe máy vượt 1.300km vào TP. Hồ Chí Minh để được xem diễu binh, diễu hành trong dịp lễ 30/4.
Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Quyết định về thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ban hành.
Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 là sự kết tinh của ý chí độc lập, của tinh thần dân tộc sắt đá, là máu xương của hàng triệu con người đã “hiến dâng tuổi 20 cho non sông”.
Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 6-8/5 với nhiều hoạt động văn hóa, học thuật, tâm linh đặc sắc nhằm giới thiệu đậm nét hình ảnh đất nước.
150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Gần 150 tư liệu, hiện vật quý tái hiện hành trình thống nhất đất nước trong trưng bày ‘Non sông liền một dải’ kỷ niệm 30/4 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử nhấn mạnh, vụ việc Quang Linh Vlogs quảng cáo sai sự thật là hồi chuông cảnh tỉnh tới các nghệ sĩ.
Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục đôn đốc, triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch báo chí, cũng như sắp xếp các cơ quan báo chí.
Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Một số doanh nghiệp đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung, mở mã ngành livestream - là một ngành kinh doanh chính thức.
Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, kiệt tác “Carmen” – vở opera bất hủ của Georges Bizet sẽ chính thức ra mắt khán giả Thủ đô trong đêm diễn có “một không hai”.
Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

Hòa trong không khí sôi nổi của Ngày Sách và Văn hóa đọc, người dân Thủ đô, đặc biệt là giới trẻ đã tham gia các hoạt động ý nghĩa như đọc sách, giao lưu.
120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

120 kiều bào Việt Nam sẽ tham gia khối diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu về những người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả.
Mobile VerionPhiên bản di động