Thứ sáu 29/11/2024 03:13

Nguy cơ khủng hoảng năng lượng lan rộng trên toàn thế giới

Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu. Giá khí đốt tại Mỹ đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Tại châu Âu, giá khí đốt cũng đã tăng gần 500% trong năm qua. Còn Trung Quốc – nước mua nhiều khí đốt nhất thế giới đã không dự trữ khí đốt đủ nhanh khiến cho nhiều tỉnh buộc phải cắt điện trên diện rộng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu từ mùa đông năm ngoái, châu Âu chứng kiến thời tiết lạnh bất thường, khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt dẫn đến sự sụt giảm trữ lượng khí đốt tại khu vực này. Tính đến tháng 3, trữ lượng khí đốt ở châu lục này chỉ đạt mức 30%. Mặt khác, sau khi kiểm soát được dịch bệnh nhờ tiêm vaccine trên diện rộng, các quốc gia châu Âu cũng bắt đầu mở cửa, các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng được khôi phục, thậm chí là tăng mạnh, khiến năng lượng tiêu hao cũng tăng cao. Vào mùa hè, châu Âu cũng tiếp tục đối mặt với các đợt nắng nóng kỷ lục khiến người dân sử dụng điều hoà nhiều hơn.

Mặt khác, dù cầu tăng cao, nguồn cung năng lượng của châu Âu lại thiếu hụt. Chính phủ các nước đang nỗ lực loại bỏ than đá khỏi mạng lưới điện, các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu của châu Âu đang bị loại bỏ dần hoặc hoạt động ngày càng kém hiệu quả. Tuy nhiên, những chính sách này lại đẩy các quốc gia vào tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng.

Chuyên gia thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu Tim Gore cho biết: "Chúng tôi đã thành công trong việc đưa than đá khỏi mạng lưới điện, nhưng nguồn năng lượng từ gió gần đây lại sụt giảm vì thời tiết", Gore giải thích. Mùa hè ở châu Âu năm nay ấm và khô hơn thường lệ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dẫn đến việc sản lượng điện gió thấp hơn dự kiến.

Khi giá khí đốt tăng cao, các nhà máy phát điện chuyển sang dùng than đá thay thế, dẫn tới lượng phát thải carbon dioxit tăng cao. Trong khi đó châu Âu lại áp dụng thuế đối với phát thải carbon dioxit để bảo vệ môi trường. Chi phí cho thuế carbon dioxit tăng cao do sử dụng than nhiều khiến giá điện thành phẩm tăng, tạo thành vòng luẩn quẩn trong cuộc khủng hoảng năng lượng.

Hệ quả là giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua. Dù Liên minh châu Âu (EU) đang dần cắt giảm sự phụ thuộc lâu nay vào nhiên liệu hóa thạch, với việc năng lượng tái tạo lần đầu tiên trở thành nguồn điện chính của khối vào năm ngoái, sự thay đổi này chưa đủ nhanh và rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.

Giá khí đốt tăng vọt tại châu Âu cũng làm ảnh hưởng đến các khu vực khác. Tại Mỹ, giá khí đốt đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Các chuyên gia đánh giá nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa.

Giá khí đốt tăng cao có thể khiến lạm phát ở Mỹ thêm trầm trọng. Người tiêu dùng ở nước này đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực phẩm. Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022. Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu.

Tình hình tại Trung Quốc còn nghiêm trọng hơn khi nhiều nơi tại đây đã phải cúp điện liên miên, gây gián đoạn các hoạt động của các nhà máy và phủ bóng lên triển vọng hồi phục kinh tế của nước này sau đại dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân chính được cho là là tình trạng thiếu nguồn cung than đá khiến giá điện tăng cao. Giá điện do nhà nước điều tiết và cho dù giá than đá tăng kỷ lục, các nhà máy điện cũng không được tăng giá bán cho người dân và doanh nghiệp. Thực trạng này khiến một số nhà máy điện thua lỗ và họ không muốn nâng sản lượng để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu có thể khiến tình trạng thiếu điện tại đây trở nên trầm trọng hơn, khi giới chức sử dụng khí đốt để thắp sáng và sưởi ấm cho các hộ gia đình trong mùa đông thay vì sản xuất điện.

Việc các nhà máy Trung Quốc bị thiếu điện sẽ dẫn đến giá thép và nhôm toàn cầu tăng vọt. Tại châu Âu, chi phí năng lượng tăng đột biến cũng đã buộc một số nhà máy phân bón phải giảm sản lượng, cùng nhiều cơ sở sản xuất khác sắp rơi vào cảnh tương tự. Vì vậy, chi phí sản xuất của nông dân có nguy cơ cũng tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực toàn cầu.

Có thể nói, để đạt được mục tiêu chống biến đổi khí hậu, các quốc gia đang ráo riết cắt giảm, chấm dứt sản xuất nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng lần này cho thấy thế giới vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hoá thạch và sẽ còn rất lâu nữa, chúng ta mới có thể hoàn toàn chấm dứt sử dụng loại năng lượng này.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc